Biện pháp xử lý nguồn nước nước nhiễm chì
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện nay nguồn nước cấp sinh hoạt cho người dân chưa được đảm bảo về tính an toàn và chất lượng cho người sử dụng. Song song với đó, nguồn nước sạch mà con người đang sử dụng thường được cung cấp từ các nhà máy sản xuất nước sạch. Tuy nhiên, với những đường ống dẫn nước hoặc các thiết bị xử lý nước thải được làm từ các kim loại trong đó có chì thì theo thời gian nguồn nước này rất dễ bị nhiễm chì.
Ngoài ra, nước ta có hệ thống mạch nước ngầm dồi dào nên nhiều trường hợp ở khu vực nông thôn sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt với tỷ lệ khá cao. Thế nhưng với quá trình phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp thì chưa có điều gì chắc chắn rằng nguồn nước này không bị nhiễm kim loại nặng.
Nhằm giúp người dân chủ động hơn trong việc đối phó trong công tác xử lý nước thải nhiễm chì, cùng công ty môi trường Hợp Nhất theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu một số phương pháp và cách loại bỏ hàm lượng chì trong nước nhé!
1. Tác hại của nước thải nhiễm chì
- Nước nhiễm chì được lưu giữ trong máu, mô và xương. Nếu tồn tại trong xương, răng, tóc và móng tay và ít gây hại.
- Trẻ em uống nước nhiễm chì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh TW, ngoại vi, khuyết tật, suy giảm sức đề kháng, suy giảm thính giác. Nghiêm trọng hơn có thể gây ngộ độc, co giật, hôn mê hoặc gây tử vong.
- Đối với phụ nữ mang thai, nước nhiễm chì là nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển, mẹ bầu có nguy cơ sinh non.
- Đối với người trưởng thành sẽ tác động lên hệ tim mạch, tăng huyết áp, suy giảm chức năng của thận và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
2. Phương pháp xử lý nước thải nhiễm chì
Dưới đây là các phương pháp xử lý nước nhiễm chì phổ biến, mời các bạn cùng theo dõi:
2.1. Dùng máy cất nước
Phương pháp sử dụng máy cất nước có khả năng loại bỏ chì hiệu quả hơn so với các thiết bị khác. Cách này thường xử lý nước đun sôi, hơi nước ngưng tụ và được thu về bình chứa của thiết bị. Trong quá trình đun sôi nước, các chất bẩn, tạp chất ô nhiễm được giữ lại trong thiết bị, phần nước ngưng tụ được xem là phần nước sạch nên sẽ được giữ lại hoàn toàn.
Tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc khi sử dụng thiết bị này vì chi phí vận hành của nó cao hơn vì sử dụng một lượng điện lớn.
2.2. Sử dụng phương pháp kết tủa hóa học
Để phương pháp kết tủa hóa học diễn ra thuận lợi, cần sử dụng chất xúc tác để tạo phản ứng trực tiếp với kim loại cần tách. Song song, nồng độ pH sẽ được điều chỉnh ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kết tủa diễn ra.
Tiếp theo, giai đoạn lọc trực tiếp sẽ loại bỏ hoàn toàn các bông bùn hoạt tính đã hình thành trước ra khỏi nước nhờ tác dụng của trọng lực. Xử lý nước thải nhiễm chì bằng phương pháp kết tủa rất khó thực hiện hầu như chỉ được thực hiện tại các KCN, CCN hoặc tại các trạm xử lý có quy mô lớn.
2.3. Sử dụng phương pháp trao đổi ion
Cách này thường sử dụng vật liệu có tích hợp chất rắn không hòa tan với sự tồn tại của các ion có khả năng trao đổi với các ion chì trong nước.
Theo kinh nghiệm xử lý nước thải nhiễm kim loại nặng, khi nồng độ pH nằm trong khoảng từ 10 hoặc lớn hơn thì chì lúc này tồn tại dưới dạng điện tích âm nên phương pháp trao đổi ion sẽ có hiệu quả xử lý cao. Lúc này, chì sẽ được giữ lại trên bề mặt lớp vật liệu trao đổi ion.
2.4. Sử dụng phương pháp lọc RO
RO là phương pháp lọc với các màng thẩm thấu ngược với nhiều lỗ lọc có kích thước nhỏ. Các lỗ lọc này có tác dụng giữ lại các tạp chất bẩn, loại bỏ chất hữu cơ, chất vô cơ và cả chì. Với hiệu quả xử lý như vậy, RO thường được ứng dụng lọc nước trong nhiều hệ thống dây chuyền sản xuất công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp.
2.5. Sử dụng phương pháp oxy hóa – khử
Như chúng ta đã biết, nước thải nhiễm kim loại nặng sẽ không được xử lý bằng vi sinh vì VSV không có khả năng khử hoàn toàn hàm lượng kim loại trong nước thải. Nhờ cách này mà ion sulfat được khử hoàn toàn, oxy hóa hợp chất hữu cơ như lactat, actate, ethanol, methanol nhằm tạo ra ion sulfide như H2S, HS-, S2-. Loại vi khuẩn thường được sử dụng là vi khuẩn khử sulfate (KFS).
Sau đó, các ion sulfide này trực tiếp phản ứng với các kim loại hòa tan độc hại khác, có cả chì dưới dạng sulfide bền vững.
2.6. Sử dụng phương pháp hấp phụ
Phương pháp hấp phụ này thường sử dụng tấm vật liệu có bề mặt xốp. Các vật liệu có khả năng này thường là than hoạt tính, than bùn, oxit sắt, oxit mangan, tro xỉ hoặc các vật liệu từ polyme hóa học và sinh học.
Nếu bạn có nhu cầu xử lý nước thải, hãy liên hệ với Hợp Nhất theo Hotline 0938.089.368 để được tư vấn miễn phí nhé!