Cà Mau tăng cường xử lý nước thải ô nhiễm
Đã kiểm duyệt nội dung
Nằm ở phía Nam, Cà Mau cũng đã bắt kịp với tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước. Được biết, mật độ dân số tăng cao cộng với việc phổ biến ngày càng rộng xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đặt ra hàng loạt vấn đề liên quan đến môi trường ở đây.
Và ô nhiễm môi trường phổ biến nhất hiện nay phát sinh chủ yếu từ nước thải sinh hoạt từ khu dân cư. Tuy nhiên, trong quy định của Luật BVMT 2014 có quy định các đô thị lớn bắt buộc phải xây dựng hệ thống để xử lý nước thải đạt chuẩn.
Ô nhiễm môi trường đặt ra nhiều thách thức tại Cà Mau
Theo thói quen “truyền thống”, người dân vẫn còn tình trạng xả thải trái phép, vứt rác bừa bãi. Các cấp chính quyền thường xuyên di dời nhà ở ven sông, nạo vét bùn hữu cơ nhưng môi trường tại các tuyến sông dọc nội ô TP ở Cà Mau vẫn bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt, mặc dù nguồn thải lớn nhưng nhiều khu vực vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Theo đại diện các hộ dân cư, vứt rác bừa bãi cũng là thực trạng đáng lo ngại khiến nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm hơn. Và nước thải từ hàng chục nghìn hộ dân đổ thẳng xuống sông, kênh, rạch làm tình trạng ô nhiễm kéo dài. Bên cạnh đó, tình trạng xử lý nước thải tại Cà Mau chưa đạt quy chuẩn, nguồn thải sau xử lý còn kém, gây ô nhiễm nước mặt và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Vấn đề đặt ra, các hành vi gây ô nhiễm lại trở thành “vật cản” lớn đối với quá trình phát triển kinh tế, làm trì trệ đến công tác sản xuất, sinh hoạt của đại bộ phận khu vực dân cư tại các đô thị hoặc nông thôn. Không chỉ có vậy, thẩm mỹ cảnh quan dần bị thay thế hoàn toàn bởi bộ mặt môi trường dần bị suy thoái dẫn đến mất cơ hội đầu tư, cảnh quan đô thị bị phá vỡ cũng như ngăn chặn sự phát triển của kinh tế địa phương đáng kể.
Cà Mau và những giải pháp xử lý môi trường
Trên thị trường hiện nay xuất hiện hàng loạt các công nghệ xử lý nước thải hiện đại và tiên tiến nhất. Trong khi đó, khá nhiều đô thị đã và đang áp dụng thành công nhiều công nghệ mới vượt trội. Trong đó điển hình là công nghệ sinh học hoàn toàn phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ của nước ta.
Nhờ vậy mà nguồn vsv tăng cường quá trình trao đổi chất, tăng khả năng chuyển đổi giúp quá trình xử lý tăng cao. Và đặc biệt hạn chế sử dụng hóa chất trong quy trình hoạt động mà giảm được chi phí vận hành hơn. Với những kinh nghiệm này, TP Cà Mau dự kiến sẽ triển khai thi công và xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có tổng công suất khoảng 34.500 m3/ngày đêm.
Thế nhưng, dự định này xuất phát từ nhiều năm trước nhưng vì chưa thể thống nhất nguồn vốn ODA mà dự án vẫn còn “bỏ ngỏ”. Cho nên, việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải tại các đô thị trở thành mục tiêu quá xa vời. Một thực tế khác, tỉnh đã xác định vị trí quy hoạch nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt tại xã Khánh An, huyện U Minh nhưng lại thiếu quỹ đất sạch để đầu tư xây dựng.
Ngoài ra, khu xử lý nước thải tập trung tại KCN Hòa Trung tại Huyện Cái Nước cũng có hoàn cảnh tương tự. Chính vì vậy mà công tác bảo vệ môi trường vẫn còn trì trệ, nhiều điểm “nóng” ô nhiễm vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Với những thách thức này, tỉnh Cà Mau triển khai nhiều hoạt động thiết thực khác như tuyên truyền, vận động người dân tham gia giữ gìn vệ sinh và xử lý môi trường. Vì môi trường tốt hay xấu thì vấn đề tiên quyết nằm ở chỗ ý thức và trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp. Do đó mà trong khi chờ đợi nguồn vốn và nguồn lực từ Nhà nước thì việc nâng cao ý thức của người dân hạn chế xả thải vẫn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.