Các bể trong phương pháp sinh học xử lý nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Sinh học là phương pháp xử lý được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành, trong một hệ thống thì mỗi bể xử lý là một giai đoạn. Vậy sự khác biệt giữa các bể sinh học xử lý nước thải nằm ở đâu?

1. Phân biệt các loại bể sinh học xử lý nước thải
Mỗi một hệ thống xử lý nước thải sẽ được áp dụng một phương pháp, một công nghệ xử lý khác nhau để tối đa hóa hiệu quả xử lý và tối thiểu về chi phí, diện tích xây dựng.
>> Xem thêm: xử lý nước thải phương pháp sinh học
*Lưu ý: Bùn sinh học là bùn không nguy hại
Phụ thuộc vào đặc trưng của nước thải, diện tích và chi phí đầu tư xây dựng hệ thống thì các đơn vị chuyên môn sẽ đánh giá để ứng dụng công nghệ xử lý phù hợp nhất. Các loại bể trong xử lý sinh học được phân biệt bằng DO – nồng độ oxy hòa tan trong nước:
- Bể kỵ khí (yếm khí): DO nằm trong khoảng: 0 – 0.1 mg/l, các bể kỵ khí: bể tự hoại, bể UASB
- Bể thiếu khí: DO dao động từ 1 – 1.2 mg/l, bể thiếu khí thường được dùng là Anoxic
- Bể hiếu khí: DO dao động từ: 2 - 5 mg/l có thể kể đến một số bể: Aerotank (bể truyền thống); SBR; MBR; MBBR
2. Đặc trưng và vai trò các bể sinh học trong hệ thống xử lý nước thải
2.1. Đối với các bể kỵ khí
Đây là giai đoạn tiền xử lý có chức năng phân hủy các hợp chất tồn tại ở dạng keo và hòa tan trong nước nhờ các hệ sinh vật trong nước thải. Trên thực tế của các dự án có thể hiểu nôm na, bể kỵ khí là bể không có oxy và hầu hết các hệ thống đều thu gom từ bể tự hoại.
Bể UASB được ứng dụng để xử lý nước thải ở một số ngành có đặc trưng riêng là nồng độ BOD – COD ô nhiễm ở mức rất cao, dao động từ 1500 – 1700 mg/l, có thể kể đến các ngành như: sản xuất nước mắm, thức ăn nhanh,…

2.2. Đối với bể thiếu khí Anoxic
Chức năng chính của bể Anoxic là loại bỏ các hợp chất chứa Nito và Photpho qua quá trình Nitrat và khử Nitrat. Để nâng cao hiệu quả xử lý thì tại bể Anoxic cần có:
- Máy bơm khuấy chìm.
- Chất dinh dưỡng để tạo môi trường tốt nhất cho vi sinh vật phát triển.
- Hệ thống nên có chức năng lưu lại bùn vi sinh.

2.3. Đối với bể hiếu khí
Đây là giai đoạn xử lý tại môi trường nhân tạo, cung cấp đầy đủ Oxy để tăng cường khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật và các chất ô nhiễm trong nước thải, qua đó loại bỏ các thành phần chất này.
- Bể Aerotank: Đây là loại bể truyền thống, được ứng dụng cho các hệ thống có diện tích xây dựng và nguồn vốn đầu tư thấp. Thời gian lưu nước từ 8 – 10h.
- Bể MBBR: Đây là công nghệ thường được ứng dụng để tăng công suất xử lý của bể Aerotank thông qua các giá thể xử lý. Công suất xử lý của MBBR có thể gấp 1.5 lần so với bể Aerotank bởi thời gian lưu nước dao động từ 6 -8h tuy nhiên thì cũng giống như bể Aerotank, hệ thống sử dụng bể hiếu khí MBBR cần có bể lắng.
- Bể SBR: Đặc trưng điển hình nhất của bể SBR là tất cả các giai đoạn xử lý đều nằm trong 1 bể và hệ thống ứng dụng công nghệ này không cần bể lắng qua đó tiết kiệm được 25% diện tích xây dựng. Thời gian lưu nước từ 4 - 6h.
- Bể MBR: Các hệ thống sử dụng màng MBR thường có công suất nhỏ, diện tích xây dựng nhỏ như: nhà hàng, y tế,…Thời gian lưu nước khoảng 6h.

Chi tiết về phương pháp sinh học trong xử lý nước thải, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến công ty môi trường Hợp Nhất để được biết thêm chi tiết!