Các chỉ tiêu trong quan trắc môi trường lao động
Đã kiểm duyệt nội dung
Môi trường lao động đối với một số ngành nghề đặc trưng là nơi tiềm ẩn các mối nguy hiểm gây đe dọa sức khỏe con người. Chính vì vậy, quan trắc môi trường lao động là việc hết sức cần thiết nhằm đo lường, đánh giá các yếu tố độc hại tại nơi làm việc và có các biện pháp ngăn chặn hoặc phòng tránh nhằm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe người làm. Cùng moitruonghopnhat.com tìm hiểu các chỉ tiêu trong quan trắc môi trường lao động ngay dưới đây.
1. Quan trắc môi trường lao động là gì?
Quan trắc môi trường lao động là việc thu thập, đánh giá, phân tích các chỉ tiêu đo lường các yếu tố của môi trường lao động tại vị trí làm việc của người lao động, sau đó đối chiếu với các tiêu chuẩn hiện hành, từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời nếu các chỉ tiêu vượt mức quy định nằm giảm tối đa tác hại đến sức khỏe của người lao động, phòng bệnh nghề nghiệp.
2. Căn cứ pháp lý thực hiện quan trắc môi trường lao động
Theo Luật an toàn vệ sinh lao động, Quan trắc môi trường lao động là việc bắt buộc đối với các đơn vị trong quá trình sản xuất, kinh doanh có sử dụng người lao động.
- Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13;
- Thông tư 19/2016/TT-BYT;
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
3. Các chỉ tiêu trong quan trắc môi trường lao động
Dưới đây là các chỉ tiêu trong quan trắc môi trường lao động:
- Đo đạc, đánh giá các yếu tố về vật lý;
- Đo đạc, đánh giá các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt;
- Đo đạc, đánh giá chiếu sáng;
- Đo đạc, đánh giá bức xạ tử ngoại;
- Đo đạc, đánh giá tiếng ồn;
- Đo đạc, đánh giá phóng xạ, tia X;
- Đo đạc, đánh giá các chỉ tiêu hóa chất;
- Đánh giá yếu tố tiếp xúc bệnh nghề nghiệp;
- Đánh giá tâm sinh lý người lao động.
4. Đối tượng thực hiện quan trắc môi trường lao động
Tất cả các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng người lao động, không phân biệt quy mô, ngành nghề kinh doanh, đối tượng lao động.
5. Vì sao doanh nghiệp phải thực hiện quan trắc môi trường lao động?
Mục đích của quan trắc môi trường lao động là để phát hiện sớm những nguy cơ, yếu tố tiềm ẩn có hại cho sức khỏe con người nhằm có biện pháp kiểm soát tốt và phòng tránh tai nạn, bệnh nghề nghiệp.
6. Tần suất thực hiện quan trắc môi trường lao động
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhiệm vụ lên kế hoạch đo đạc, đánh giá, tổng hợp báo cáo chất lượng môi trường làm việc và hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa yếu tố có hại ít nhất 01 lần/năm.
7. Xử phạt hành vi không thực hiện quan trắc môi trường lao động
Khoản 3 Điều 27 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số thông tin về các chỉ tiêu trong quan trắc môi trường lao động, nếu doanh nghiệp vẫn chưa rõ hoặc còn thắc mắc, đừng ngại liên hệ với Công ty Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 hoặc gửi câu hỏi cho Môi trường Hợp Nhất qua Form yêu cầu tư vấn.
8. Tài liệu tham khảo (Reference material)
Trong bài viết này, chúng tôi có sử dụng thông tin trích từ luật và một số tài liệu liên quan khác:
- Nghị định 12/2022/NĐ-CP;
- Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13;
- Thông tư 19/2016/TT-BYT;
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP;
- Tổng hợp.
Có thể bạn quan tâm: So sánh quan trắc môi trường định kỳ và quan trắc môi trường lao động