Các chiến lược vì môi trường của Nhật Bản
Đã kiểm duyệt nội dung
Nhật Bản hiện là quốc gia mạnh về khoa học – kỹ thuật. Với lợi thế này, chính phủ Nhật Bản đã cam kết sẽ trung hòa lượng khí thải, giảm phát thải gây ô nhiễm, xây dựng nhiều mục tiêu trung hạn với tham vọng kích thích tăng trưởng và đầu tư thông minh, hiệu quả hơn.
Bên cạnh những nổ lực để xử lý môi trường ô nhiễm khác thì Nhật Bản bắt đầu xây dựng nhiều kế hoạch tăng trưởng xanh, tài chính xanh để thu hút nhiều nguồn vốn trên thế giới. Tài chính bền vững được coi là phương thức quan trọng và hứa hẹn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tập trung mạnh vào công nghệ cao.
Xu hướng cạnh tranh giảm khí thải
Thị trường điện mặt trời ngày càng lớn mạnh đã xây dựng hình ảnh Nhật Bản đi đầu trong lĩnh vực phát triển thành công pin tích điện mang hơi hướng kỹ thuật hydro. Nhật Bản cũng bắt đầu các kế hoạch chôn lấp khí CO2.
Hiện nay, pin tích điện được dùng để phát triển nhiều thế hệ xe ô tô điện hướng đến xây dựng xã hội không phát thải. Nhật Bản chỉ đi sau các quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc về lĩnh vực sản xuất pin Lithium-ion.
Đi cùng với xu hướng phát triển năng lượng tái tạo, Nhật Bản cũng đầu tư mạnh vào việc trung hòa cacbon trong lĩnh vực chế tạo sắt, thép. Các lĩnh vực này được biết đến tiêu thụ lượng lớn năng lượng. Do đó các nhà khoa học đã nghiên cứu hàng loạt kỹ thuật luyện thép sử dụng hydro.
Xem thêm bài viết về cách xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện!
Hydro sẽ thay thế than cốc gắn với kỹ thuật phân tách, thu hồi khí CO2 nên giảm đến 30% lượng khí nhà kính ra ngoài môi trường. Người ta biết đến Nhật Bản là quốc gia có mức độ tiêu thụ năng lượng hóa thạch lớn. Vì thế họ đã từng bước ứng dụng công nghệ thu hồi và chôn lấp CO2 dưới lòng đất. Được biết, kỹ thuật này được Mỹ nghiên cứu và phát triển trong nhiều năm qua. Nhờ vậy mà trái đất đã “tránh” khỏi việc bị phá hủy bởi khí nhà kính nguy hiểm.
Còn lĩnh vực giao thông, một số hãng xe của họ tiên phong trong việc phát triển nhiều mẫu xe hybrid kết hợp động cơ điện với động cơ xăng. Chính vì thế Nhật Bản đã tránh khỏi việc phát thải lượng lớn khí CO2.
Theo các chuyên gia, nếu Nhật Bản sử dụng thành công kỹ thuật điện hóa thì có thể họ sẽ chiếm ưu thế cạnh tranh trên thị trường về sản xuất và phát triển các dòng xe chạy bằng điện.
Phát triển nguồn điện không khí thải
Như đã nhắc ở trên, Nhật Bản đang hướng đến mục tiêu xây dựng mạng lưới điện không thải khí nhà kính khoảng 60%, nguồn điện tái tạo từ 36 – 38% và điện nguyên tử khoảng 20%. Điều này cho thấy chính phủ nước này đang nỗ lực thực hiện mục tiêu thung hòa cacbon đến năm 2050.
Song song, họ cũng bắt đầu phát triển và sản xuất nguồn điện sinh khối với việc xây dựng nhiều dự án mang tầm quốc tế và quy mô lớn. Dự kiến đến năm 2030 nước này sẽ đạt tổng khối lượng điện sinh khối 7,2 GW.
Vào năm 2020, Nhật Bản cũng đã phê duyệt khoảng 8.215 MW công suất lắp đặt điện sinh khối. Nhưng tốc độ tăng trưởng của các dự án này khá chậm vì áp lực liên quan đến nguồn cấp nhiêu liệu chưa ổn định và bền vững.
Việc đóng cửa hàng loạt nhà máy nhiệt điện sẽ được thay thế bằng các nguồn điện sinh khối. Trong nhiều năm tới, Nhật Bản hy vọng sẽ phát triển nhanh tốc độ điện sinh khối cùng với nhiều nguồn năng lượng tái tạo khác như điện mặt trời, điện gió vì tính an toàn và thân thiện với môi trường.
Họ nhận thức rõ vẫn còn phụ thuộc nhiều vào năng lượng than nên rất khó để đạt mục tiêu xanh. Vì thế, chiến lược đổi mới sáng tạo dựa vào pin năng lượng mặt trời và tái chế cacbon được coi là giải pháp thiết yếu.
Nhật Bản cũng quan tâm nhiều đến năng lượng tái tạo, thúc đẩy chính sách điện hạt nhân sẽ trở thành biện pháp chống biến đổi khí hậu, làm chìa khóa thay đổi cấu trúc các nền công nghiệp và kinh tế.
Xem thêm một số loại hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp tại đây!