Các giải pháp vận hành bể xử lý nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Các hệ thống xử lý nước thải chiếm mức tiêu thụ năng lượng lớn, nhưng nếu quá trình vận hành không đúng cách dẫn đến việc làm lãng phí năng lượng. Điều đáng nói là quá trình sục khí chiếm năng lượng nhiều nhất vì thế cần có giải pháp tối ưu mạnh mẽ bể sục khí, tăng hiệu quả kinh tế trong quá trình xử lý. Điều này rất quan trọng đối với việc vận hành bể xử lý nước thải đô thị.
Cân nhắc đến vấn đề năng lượng trong HTXLNT
Nhiều nhà máy đang hoạt động nhưng kiểm soát kém trong hiệu quả sục khí là nguyên nhân làm tăng nhu cầu năng lượng. Bể sục khí đóng vai trò quan trọng trong các HTXLNT. Quá trình đưa oxy từ không khí vào bể để thúc đẩy sự phát triển của VSV hiếu khí. Các VSV phân hủy chất hữu cơ và hình thành bùn hoạt tính hấp thụ chất ô nhiễm. Bùn hoạt tính sau đó được tách ra khỏi nước thải tại bể xử lý thứ cấp. Ngoài ra, oxy còn thực hiện chức năng oxy hóa nito amoni thành nitrat.
Lượng nước thải biến đổi trong ngày, lượng mưa ảnh hưởng theo mùa, mức độ ô nhiễm trong nước thải dẫn đến những biến động liên quan đến tải trọng. Do đó cần ứng dụng hệ thống sục khí hiện đại, hiệu quả hơn.
Các phương pháp XLNT bảo tồn năng lượng, giảm lượng khí thải cacbon là những cách ứng phó với những thách thức về năng lượng. Công nghệ xanh với việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời, gió) ngày càng phát triển và giảm thiểu những tác động từ môi trường. Hệ thống XLNT tự nhiên mang tính sinh thái và tiết kiệm trở nên quan trọng hơn như đất ngập nước, bộ lọc nhỏ giọt. Những cách này khá đơn giản, tiết kiệm chi phí, hiệu quả và mức độ tin cậy lớn.
Khi các quy trình sinh học thường nhạy cảm với nhiều thông số môi trường thì việc triển khai công nghệ kiểm soát tự động hóa là cần thiết. Việc này giúp ổn định, giảm thiểu nhu cầu giám sát và tăng hiệu quả quy trình xử lý lý – hóa – sinh từ các công cụ phân tích, hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu SCADA.
Chi phí vận hành bể xử lý nước thải
Các cụm bể XLNT kết nối với nhau để hoạt động nên phải được vận hành theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Vậy bạn có nắm được quá trình này thường liên quan đến các khoản chi phí nào hay không?
- Chi phí điện năng: kiểm tra việc tiêu thụ năng lượng tại hệ thống bơm, sục khí,…
- Chi phí hóa chất: NaOH, PAC, polyme, mật rỉ đường, clo, javen, phèn nhôm.
- Chi phí nhân công: người chịu trách nhiệm vận hành, kiểm tra, xử lý và khắc phục sự cố.
- Chi phí phân tích nước thải: xác định chất lượng nước thải đầu vào – đầu ra.
- Chi phí sửa chữa, nâng cấp cải tạo hay bảo trì: từ việc xác định hiện trạng hệ thống mà đưa ra các giải pháp xử lý hệ thống đảm bảo tính ổn định, hiệu suất cao.
Những yêu tố nào ảnh hưởng đến chi phí xử lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải?
Dựa vào chất lượng nước thải đầu vào
- Nồng độ và hàm lượng chất thải đầu vào bao gồm thành phần, mức độ ô nhiễm, loại nước thải và tiêu chuẩn xử lý sẽ quyết định đến hệ thống xử lý phù hợp.
- Giai đoạn này lựa chọn công nghệ, phương pháp và quy trình xử lý tối ưu về chi phí, hiệu quả.
Lưu lượng nước thải
- Lưu lượng nước thải thấp, xả thải ổn định liên tục thì sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn.
- Dựa vào tiêu chí này mà tính toán thiết kế công suất hệ thống tương ứng.
Công nghệ xử lý
- Nguồn thải càng phức tạp càng đòi hỏi sử dụng công nghệ xử lý hiện đại hơn dẫn đến chi phí xử lý tăng. Đối với nguồn thải mức độ ô nhiễm thấp thì chỉ cần sử dụng quy trình xử lý đơn giản, chi phí thấp.
Hóa chất xử lý:
- Quy trình xử lý yêu cầu khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm lớn thì cần lượng hóa chất đáng kể nhằm đảm bảo quá trình xử lý hóa học hiệu quả hơn.
- Hệ thống đòi hỏi nâng cấp, cải tạo, bảo trì hệ thống xử lý nước thải thường xuyên thì tiêu tốn nhiều hóa chất sử dụng.
Nếu như bạn có nhu cầu vận hành hệ thống xử lý nước thải với tiêu chí hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ thông tin đầy đủ hơn.