Các loại màng lọc xử lý và tái sử dụng nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Động lực chính cho việc tái sử dụng và cải tạo là do tình trạng khan hiếm và thiếu nước ngọt trầm trọng trên toàn cầu cũng như sự căng thẳng của liên quan đến các vấn đề biến đổi khí hậu. Trong khi đó các quy trình xử lý nước thải thứ cấp lại không loại bỏ hoàn toàn nhu cầu oxy sinh học và chỉ loại bỏ khoảng 95% TSS còn lại chứa nhiều chất hữu cơ, vô cơ thuốc kháng sinh hay thuốc trừ sâu khó phân hủy.
Và để đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nồng độ vi sinh và vi chất ô nhiễm trong nước thải tái chế thì nước thải đầu ra từ các quy trình xử lý thứ cấp phải được xử lý bằng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến. Các công nghệ này được chia thành quá trình lọc, khử trùng và oxy hóa nâng cao. Hiện nay người ta ưu tiên sử dụng công nghệ màng vì trong các hệ thống xử lý nước thải đều có khả năng tái chế nước thải vượt trội. Vậy công nghệ màng được chia thành:
Màng áp suất cao (RO, NF)
Đây đều là những công nghệ màng có tính năng xử lý nước cấp vô cùng hiệu quả như làm mềm nước cứng, loại bỏ ion kim loại, khử chất cặn bẩn cũng như tiêu diệt nguồn vi sinh vật gây hại khác.
- Màng NF có công dụng loại bỏ cacbon hữu cơ trong xử lý nước mặt. NF cũng được xem là bộ phận lọc có tác dụng duy trì tải trọng chất thải rắn thường ứng dụng xử lý nước thải chăn nuôi chứa nhiều chất hữu cơ.
- Màng RO từ lâu được sử dụng để khử mặn nước biển với khả năng loại bỏ 99% tổng chất rắn hòa tan bao gồm các ion đơn hóa trị như clorua, bromua, natri. Xử lý bằng phương pháp thẩm thấu ngược loại bỏ được nhiều chất bẩn cùng lúc mà không cần bổ sung thêm hóa chất.
Với những ứng dụng hiện có về khả năng làm mềm nước và khử mặn, xử lý bằng màng áp suất cao dần trở thành những công nghệ đáng tin cậy. Đặc biệt, chủ đầu tư khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải thường ưu tiên màng RO hơn so với các bể lắng thông dụng.
Trở ngại lớn nhất đối với màng áp suất cao thường có giá thành cao. Và để nhân rộng các hệ thống này, người ta bắt đầu cải tiến và nâng cấp màng áp suất cao vừa phù hợp về mặt kinh tế vừa áp dụng dễ dàng trong các nhà máy xlnt có quy mô lớn.
Màng áp suất thấp (UF, MF)
Các loại màng áp suất thấp gồm màng siêu lọc và vi lọc. Trong đó, chúng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành chế biến thực phẩm đều có khả năng loại bỏ các chất rắn và vsv rất cao. Đối với xử lý nước mặt, lọc màng áp suất thấp thường có nhiều ưu điểm hơn so với màng lọc thông thường và khử trùng bằng clo. Chúng thích hợp để xử lý nguồn thải có nồng độ ô nhiễm thấp, sử dụng ít hóa chất hơn, giảm mầm bệnh, vi khuẩn nhiều hơn, không hình thành sản phẩm phụ và mang tính tự động hóa nhiều hơn.
Nhược điểm của màng áp suất thấp thường không thích hợp để loại bỏ chất hữu cơ hòa tan. Do đó mà chất hữu cơ tạo màu, hợp chất gây mùi cùng các chất hóa học có thể dễ dàng đi qua màng. Điều này giúp hạn chế khả năng áp dụng màng lọc áp suất đối với nguồn nước mặt chứa ít chất hữu cơ.
Và hệ thống màng UF đã khắc phục hoàn toàn nhược điểm này bằng cách sử dụng than hoạt tính dạng bột. Với cách tiếp cận này giúp mở rộng phạm vi ứng dụng màng áp suất thấp trong các nhà máy xử lý nước thải phù hợp. Một số đơn vị nhận thấy những lợi ích mà màng áp suất thấp mang lại và quyết định xây dựng hệ thống ở quy mô tương đối nhỏ và tiết kiệm chi phí. Vì thế mà lọc màng dần trở thành công nghệ xlnt đáng tin cậy và hiệu quả nhất hiện nay.
Kết hợp xử lý bằng hai loại màng
Trong khi màng áp suất thấp có hiệu quả xử lý loại bỏ các hạt thì màng áp suất cao lại khử được chất hòa tan. Về mặt công dụng, sự kết hợp 2 hệ thống màng nối tiếp MF, UF, NF và RO sẽ cung cấp một quy trình xử lý toàn diện trong việc loại bỏ chất cặn lơ lửng và chất hòa tan ô nhiễm trong nước phù hợp với các quy định hiện hành. So với phương pháp xử lý hiện tại thì lọc màng 2 giai đoạn có thể bổ sung thêm PAC để tạo ra chất lượng nước vượt trội hơn.
Nếu Quý Doanh nghiệp cần tìm đơn vị thiết kế và lắp đặt công nghệ xử lý nước thải công nghiệp chuyên nghiệp, uy tín thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để Hợp Nhất - Công ty chuyên xử lý môi trường tư vấn miễn phí nhé.