Các loại nhựa trao đổi ion để xử lý nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước thải chứa nhiều chất không tan hoặc chất keo được xử lý hiệu quả nhờ các quy trình lắng, lọc và tách ly tâm. Tùy thuộc vào thành phần của nước thải mà người ta thường sử dụng công nghệ trao đổi ion loại bỏ kim loại nặng và anion sau quá trình kết tủa và keo tụ. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ làm mềm nước, khử muối trong nước thải, đặc biệt quan trọng đối với ngành công nghiệp bán dẫn để sản xuất nước khử khoáng sạch và siêu tinh khiết.
Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất sẽ chia sẻ đến bạn đọc vai trò của công nghệ trao đổi ion và các loại nhựa thường được sử dụng trong quy trình xử lý của công nghệ này!
Vì sao nên sử dụng công nghệ trao đổi ion để XLNT?
Công nghệ trao đổi ion là một trong những giải pháp thích hợp nhất để loại bỏ ion vô cơ hòa tan hiệu quả, khả năng tái tạo nhựa cùng chi phí đầu tư ban đầu thấp. Sự hiện diện của canxi và magie khiến nước trở nên cứng. Các ion canxi và magie phản ứng với nhiệt, hệ thống ống nước bằng kim loại và tác nhân hóa học như chất tẩy rửa làm giảm hiệu quả của hệ thống. Nước cứng cũng được làm mềm bằng cách sử dụng quy trình làm mềm trao đổi ion.
Bên cạnh đó, công nghệ này còn loại bỏ tốt các nguyên tử hoặc phân tử tích điện khác như nitrat, florua, sunfat, ion sắt và mangan hoặc kim loại độc hại như crom, uranium,… ra khỏi nước.
Thành phần chính của thiết bị trao đổi ion là nhựa có tính chất xốp, siêu bão hòa với dung dịch, để làm mềm nước được thực hiện qua các lớp polystyrene đã sunfo hóa siêu bão hòa với natri phủ lên bề mặt. Khi nước đi qua lớp nhựa, các ion gắn vào hạt nhựa và bị giải phóng. Sau một thời gian, khi vật liệu bị bão hòa và nhựa trao đổi phải được tái sinh.
Các loại nhựa trao đổi ion
Khi ứng dụng công nghệ trao đổi ion để xử lý nước thải công nghiệp gồm cation axit mạnh, cation axit yếu, anion bazo mạnh và anion bazo yếu. Mỗi loại nhựa có tính chất vật lý và hóa học khác nhau. Vì thế khi thiết kế hệ thống XLNT này không chỉ đáp ứng các thông số kỹ thuật mà còn sử dụng các loại nhựa cho phép hệ thống hoạt động ở hiệu suất cao và tiết kiệm chi phí tối đa.
Nhựa cation axit mạnh (SAC)
- Được sử dụng phổ biến để làm mềm (nhựa ở dạng natri, tái sinh bằng muối) và khử khoáng (nhựa ở dạng hydro, tái sinh bằng axit).
- Nhựa SAC loại bỏ tất cả các cation giữ chặt vào nhựa so với ion chất tái sinh đang sử dụng.
Nhựa cation axit yếu (WAC)
- Thường ứng dụng trong hệ thống khử khoáng và khử muối vì chúng hiệu quả khi kết hợp với hóa chất trong nước thải đầu vào.
- Nhựa WAC sử dụng nhiều trong HTXLNT thường xuyên hơn vì cải thiện hiệu suất xử lý và giảm chi phí vận hành.
- Nhựa WAC loại bỏ ion natri, canxi liên quan đến độ kiềm hydroxit và cacbonat.
Nhựa anion mạnh (SBA)
- Nhựa SBA dùng trong quá trình khử khoáng trao đổi ion, khử muối và loại bỏ chất hữu cơ.
- Nhựa SBA loại I và II hoạt động ở ngưỡng nhiệt độ nhất định, loại bỏ silica và xử lý muối tái sinh.
Nhựa anion yếu (WBA)
- Là loại nhựa có tính chất hấp thụ axit loại bỏ các anion của axit khoáng mạnh (sunfat, clorua, nitrat).
- Chúng không thể sử dụng trong khử khoáng nếu không có lớp nhựa SBA để loại bỏ cacbonat/bicacbonat và silica.
- Nhựa WBA được tái sinh bằng cách sử dụng xút để cải thiện hiệu quả xử lý, ngoài ra nó cũng được chứng minh có khả năng loại bỏ chất hữu cơ ra khỏi nước thải.
Như vậy tùy thuộc vào nguồn thải mà lựa chọn loại nhựa trao đổi ion phù hợp. Vì thế bạn cần có kinh nghiệm và kiến thức mới lựa chọn hệ thống trao đổi ion để xử lý các loại nước thải ô nhiễm. Để quá trình thiết kế diễn ra thuận lợi và tiết kiệm chi phí nhất hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.857