Các lỗi khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải rất quan trọng được nghiên cứu và tính toán trên nhiều phương diện khác nhau. Thế nhưng, bên cạnh những hệ thống hoạt động hiệu quả cũng không thiếu những hệ thống do thiết kế sai mà hiệu quả xử lý giảm sút đáng kể. Dưới đây là các lỗi khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải thường gặp nhất!
1. Các lỗi khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải
1.1. Thiếu giai đoạn khảo sát thực tế
Khảo sát là điều kiện quan trọng và không thể thiếu trong việc đầu tư và lắp đặt trạm xử lý nước thải (XLNT). Thế nhưng khi việc khảo sát không được tiến hành một cách chặt chẽ, chưa chuẩn xác sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề về kỹ thuật, an toàn xây dựng, ảnh hưởng đến chất lượng công trình hoặc mâu thuẫn xã hội khác.
Do đó, trong giai đoạn đầu chuẩn bị dự án cần tăng cường công tác khảo sát thực tế. Điều này giúp chủ dự án lựa chọn đúng công nghệ xử lý, thiết bị máy móc để nâng cao năng lực xử lý, giảm chi phí đầu tư và vận hành.
1.2. Do không có giai đoạn xử lý amoni
Một số loại nước thải đặc thù chứa hàm lượng nito lớn dưới dạng nito hữu cơ. Nhiều hệ thống có thời gian chuyển hóa nito hữu cơ sang N-NH4 ngắn khiến quá trình nitrat hóa và nito vẫn còn tồn đọng trong nguồn thải lớn.
Khi hệ thống không có khả năng loại bỏ nito thường kích thích sự phát triển của tảo, rong rêu khiến nguồn nước bị phú dưỡng, sinh ra nhiều chất độc, gây hại hệ sinh thái, mất cân bằng sinh thái và gia tăng nguồn ô nhiễm.
Nhiều hệ thống lại không tuần hoàn bùn bổ sung cho quá trình loại bỏ nito. Lúc này, vi khuẩn không được cung cấp chất hữu cơ như nguồn thức ăn sẽ làm giảm hiệu quả loại bỏ nito. Vì khi hàm lượng chất hữu giảm, lượng bùn tuần hoàn ổn định sẽ tăng hiệu quả quá trình loại bỏ nito.
1.3. Do không thiết kế giải pháp loại bỏ photpho
Photpho trong nước thải tồn tại dưới dạng P-PO4, khi hàm lượng photpho quá lớn khiến hệ thống bị tắc nghẽn và không có khả năng loại bỏ hết khiến chất lượng nước giảm sút. Do đó, hệ thống cần tích hợp thêm nhiều giải pháp và công nghệ hoạt động hiệu quả trong việc xử lý và loại bỏ hết nguồn photpho trong nước thải.
1.4. Tính toán, thiết kế sai
Trên thực tế công suất của từng hệ thống phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước thải. Đây là điều kiện để thiết kế hệ thống phù hợp với công suất cao hoặc thấp hơn. Vì trong quá trình khảo sát chưa chính xác, khi chủ đầu tư lắp đặt HTXLNT hoàn chỉnh vì công suất đa phần chưa đáp ứng tiêu chuẩn khiến quy trình để xử lý nước thải chưa phù hợp gây lãng phí đầu tư.
Hệ thống hoạt động liên tục 24/24, vì nếu ngưng trệ vào một khoảng thời gian sẽ khiến các giai đoạn xử lý bị giảm hiệu suất. Nhiều hệ thống vẫn chưa có bể điều hòa. Bởi lẽ nước thải phát sinh nhiều nhất từ 8 – 12 giờ nên bể điều hòa sẽ có vai trò điều tiết lưu lượng một cách ổn định và dễ xử lý hơn.
Trong một số trường hợp, hệ thống thiếu công đoạn tiền xử lý và điều hòa lưu lượng. Nếu không có giai đoạn này thì không thể tách các loại rác, cặn bẩn cùng các tác nhân khác. Cũng vì thế mà máy bơm lại rất nhanh bị hư hỏng.
1.5. Chưa tính đến việc ngừng sửa chữa, nâng cấp hay bảo trì hệ thống
Sau một thời gian sử dụng, HTXLNT rất dễ bị hư hỏng và gặp nhiều sự cố liên quan đến thiết bị, máy móc. Và nhu cầu sửa chữa, thay thế hay khắc phục sự cố là điều cần thiết mà bất kỳ hệ thống nào cũng phải thực hiện. Nhưng nhiều hệ thống khi thiết kế lại chưa xem xét đến giải pháp ngừng vận hành hệ thống để khắc phục sự cố.
Cách tốt nhất cần lên phương án lưu giữ nước thải hoặc hệ thống dự phòng thay thế thiết bị hư hỏng. Điều này sẽ giúp hệ thống hoạt động ổn định, bình thường vì HTXLNT không thể ngừng hoạt động.
1.6. Thiếu thiết bị giám sát và không đúng liều lượng chất khử trùng
Mỗi hệ thống phụ thuộc rất nhiều yếu tố để duy trì hiệu suất xử lý. Nếu thiếu các thiết bị giám sát như đo lưu lượng, đo DO khiến các thiết bị xử lý làm việc quá tải gây lãng phí.
Còn chất khử trùng phải có liều lượng và thời gian lưu nhất định để loại bỏ chất ô nhiễm. Nhưng ở các hệ thống phi tập trung thường không xác định 2 yếu tố trên, hoặc bể khử trùng quá nhỏ sẽ thiếu thời gian lưu cần thiết.
2. Một số cách khắc phục lỗi khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải
2.1. Tính toán cẩn thận
Một hệ thống xử lý nước thải hoạt động tốt đòi hỏi có sự kết hợp của rất nhiều yếu tố. Thông thường các đơn vị thiết kế sẽ lưu ý một số vấn đề sau khi thiết kế:
- Địa điểm, vị trí của dự án (nằm trong khu công nghiệp hay ngoài khu công nghiệp);
- Nguồn phát sinh nước thải (từ hoạt động sinh hoạt, hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động nông nghiệp hay từ các cơ sở y tế);
- Quy mô, công suất của dự án;
- Tổng diện tích của hệ thống, diện tích riêng của từng bể xử lý;
- Thành phần của nước thải (thành phần hóa học, lý học, chất vô cơ, các loại vi khuẩn trong nước thải, chỉ số ô nhiễm trong nước thải;
- Công nghệ xử lý mà chủ đầu tư đồng ý thực hiện
- Tính toán các bể xử lý trong hệ thống;
- Tổng số vốn đầu tư;
- Và các yếu tố khác.
2.2. Chọn công ty uy tín
Một yếu tố quan trọng không kém nữa là lựa chọn nhà thầu uy tín bởi lẽ hiện nay có rất nhiều công ty xử lý nước thải ra đời nhưng để tìm một nơi uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm và từng thực hiện nhiều dự án xử lý nước thải thì doanh nghiệp nên tìm hiểu thật kỹ thông tin. Không ít trường hợp chọn sai đơn vị thiết kế dẫn đến hệ thống không hoạt động như mong muốn hoặc đơn vị đó không hỗ trợ doanh nghiệp khi hệ thống gặp phải sự cố trong quá trình vận hành.
Thông thường, các công ty xử lý nước thải sẽ tư vấn thật kỹ và khảo sát thực tế nhiều lần để nắm vững thông tin, hạn chế tối đa lỗi khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành, Công ty môi trường Hợp Nhất là đơn vị được nhiều chủ đầu tư "chọn mặt gởi vàng" khi có nhu cầu xây mới hoặc nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải.
Quý Khách hàng cần tìm đơn vị tư vấn thiết kế hệ thống XLNT đạt chuẩn thì liên hệ ngay công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn thông tin miễn phí!