Các nhóm doanh nghiệp xử lý nguồn thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Bảo vệ môi trường trong tình thế càng phát triển càng kéo theo hàng loạt ô nhiễm nghiêm trọng. Bảo vệ môi trường ngày càng quyết liệt thì các giải pháp xử lý môi trường ngày càng khắt khe hơn. Xây dựng HTXLNT là một trong những nhiệm vụ BVMT trong thời kỳ đất nước ngày càng đổi mới. Nhưng không phải bất cứ khi nào có hệ thống sẽ ổn định, có hệ thống sẽ xử lý triệt để nguồn thải.
Nhóm có xây dựng hệ thống/nhà máy XLNT hiện đại
Với trường hợp này, các KCN, CCN, khu dân cư, bệnh viện, trung tâm thương mại, siêu thị,… đều bắt buộc phải có HTXLNT tập trung hiện đại và đầy đủ. Nước thải từ những nguồn này thường rất phức tạp, lưu lượng lớn đòi hỏi phải được xử lý bằng công nghệ hiện đại, phương pháp vượt trội và thiết bị, máy móc tiên tiến.
Mặc khác, những doanh nghiệp, tổ chức này đều có đủ điều kiện sẵn có hoặc được đầu tư, tài trợ với nguồn vốn lớn. Bởi lẽ, việc thiết kế hệ thống XLNT cần chi phí đầu tư khá lớn với quy trình khép kín. Trong khi đó, mỗi hệ thống sẽ yêu cầu thiết kế theo công suất khác nhau, lắp đặt những bồn/bể XLNT và tính toán vị trí xây dựng, bố trí đường ống dẫn nước sao cho phù hợp nhất.
Điều quan trọng để duy trì hệ thống hoạt động luôn ổn định là các đơn vị hướng dẫn, đào tạo người vận hành HTXLNT với đầy đủ chuyên môn, kinh nghiệm. Bên cạnh đó, việc bảo trì – bảo dưỡng được thực hiện định kỳ, thường xuyên cũng là giải pháp tối ưu để tăng tuổi thọ cho từng HTXLNT.
Nhóm thiết kế HTXLNT sơ sài, đơn giản
Đặc trưng của mỗi hệ thống XLNT khác nhau. Nếu hệ thống XLNT sinh hoạt đơn giản thì HTXLNT công nghiệp lại khá cầu kỳ và cần diện tích rộng lớn. Với những nhà máy tái chế chất thải, sản xuất giấy, cơ sở dệt nhuộm, chế biến thực phẩm tuy có quy mô không lớn những vẫn phải có hệ thống XLNT đầy đủ theo quy định.
Trong khi đó, nhiều chủ cơ sở sản xuất “vừa đánh vừa xoa” bằng cách có xây dựng HTXLNT nhưng lại khá đơn giản, lắp đặt một cách sơ sài, không đảm bảo chất lượng xử lý.
Lấy ví dụ như nhiều khu dân cư, cơ sở sản xuất vẫn còn dùng bể tự hoại truyền thống để XLNT sinh hoạt và sản xuất. Hoặc nhiều hệ thống xuất hiện cách đây cũng vài chục năm cho đến tận ngày nay. Một mặc, vì quá tốn kém, cũng có nhiều đơn vị chỉ xây dựng HTXLNT cho có, nhưng đến khi vận hành vẫn không thấy nguồn nước nào, mà ngược lại là xả thẳng ra ngoài môi trường.
Tốn kém, không đủ năng lực quản lý và đầu tư hệ thống thiết bị, máy móc khiến nhiều hệ thống trở nên “quên lãng”, bị bỏ hoang hoặc dù có hoạt động cũng tác động lớn đến môi trường xung quanh, nhất là nguồn nước ngầm.
Cho nên khi đã có HTXLNT các đơn vị cần thực hiện những hoạt động quan trọng dưới đây:
- Phải định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình BVMT.
- Phải có kế hoạch thay thế, sửa chữa, bảo trì và cải tạo định kỳ.
- Phải thực hiện quan trắc môi trường nước thải phù hợp với các nguyên tắc BVMT.
- Phải đầu tư, quản lý, vận hành đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
Nhóm không có HTXLNT hoàn chỉnh
Theo quy định của pháp luật, không có HTXLNT sẽ bị phạt từ 10 đến 100 triệu đồng. Với mức phạt này có đủ sức răn đe nhiều doanh nghiệp phải hoàn chỉnh HTXLNT theo quy định không? Thực tế là hiện tại vẫn còn nhiều đơn vị vẫn chưa có hệ thống, họ tránh né pháp luật cùng các cơ quan quản lý.
Nếu như khu vực đô thị hầu như 100% các cơ sở sản xuất, khu dân cư, biệt thự cao cấp, tòa nhà, bệnh viện,... đã có quy trình xử lý nước thải phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý. Thế nhưng vẫn còn nhiều trường hợp xả thải trực tiếp nước thải ra ngoài môi trường. Khi bị bắt và xử phạt vi phạm hành chính mới phát hiện nhiều tổ chức, cơ sở vẫn chưa có hệ thống hoàn chỉnh.