Đối tượng cần lập đtm - đánh giá tác động môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Doanh nghiệp tỏ ra lúng túng khi tiến hành lập hồ sơ môi trường? Trong đó lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì, cần hồ sơ gì và thực hiện ra sao?
Doanh nghiệp bị động khi gặp các vấn đề về môi trường nhưng không có phương hướng giải quyết? Cần đơn vị tư vấn biện pháp đối phó?
Doanh nghiệp lo ngại đến các hoạt động kiểm tra của cơ quan môi trường? Cần thúc đẩy nhanh quá trình giải quyết và trình duyệt ĐTM?
Vì sao cần lập đánh giá tác động môi trường?
Để một dự án đi vào hoạt động chính thức bắt buộc chủ doanh nghiệp phải tiến hành lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật. Đây được xem là cơ sở để cơ quan ban ngành đánh giá mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường để xem xét và thẩm định hồ sơ có tiến hành phê duyệt dự án hay không.
ĐTM là sự giao thoa giữa sự phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với công tác bảo vệ môi trường, tạo sự chủ động cho doanh nghiệp tham gia vào cuộc cách mạng bảo vệ môi trường toàn diện trong quá trình hội nhập hóa – hiện đại hóa.
Vai trò báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Như một quy trình tổng thể dài hạn, ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường từ các dự án quy hoạch liên quan đến các lĩnh vực như kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ,… là cơ sở thiết thực để doanh nghiệp phòng ngừa, ngăn chặn các tác hại liên quan đến môi trường một cách chủ động hơn.
Đánh giá tác động môi trường là vấn đề cốt lõi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển bền vững cho toàn bộ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. ĐTM là công cụ quản lý môi trường mang tính chất phòng ngừa và là phương án mang tính định hướng lâu dài trong việc ít gây tác hại đến các công tác xử lý môi trường.
Các ngành nghề dự án cần đánh giá tác động môi trường ĐTM:
1. Nhóm ngành nghề về xây dựng: các dự án xây dựng công trình khu dân cư, khu thương mại, các dự án khu du lịch, bệnh viện, phòng thí nghiệm, khu vui chơi giải trí, sân golf,…
2. Nhóm ngành nghề sản xuất – chế biến thực phẩm như sản xuất bia, nước giải khát, nước có cồn, bột ngọt, sữa, dầu ăn, bánh kẹo, đường, chế biến thủy sản, giết mổ gia súc gia cầm tập trung,…
3. Nhóm ngành nghề chế biến nông sản: sản xuất thuốc lá, nông sản ngũ cốc, gạo, tinh bột các loại, hạt điều, chế biến chè, ca cao, cà phê,…
4. Nhóm ngành nghề về về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm: sản xuất dược phẩm, thuốc thú y, hóa mỹ phẩm, sản phẩm nhựa, chất tẩy rửa, thuốc nổ, hỏa cụ, muối,…
5. Nhóm ngành nghề sản xuất giấy và văn phòng phẩm, bao bì
6. Nhóm ngành nghề về dệt nhuộm, may mặc và sản xuất sợi
7. Nhóm ngành nghề sản xuất phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, phân hữu cơ, vi sinh
8. Nhóm ngành nghề chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ, sản xuất bóng đèn, phích nước
9. Nhóm ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch, ngói, nguyên vật liệu xây dựng khác,…
10. Nhóm ngành xây dựng dự án giao thông: xây dựng cáp treo, đường hầm, đường cao tốc, sân bay, cảng song, cảng biển, cảng cá, bến xe khách, đường bộ, đường sắt,…
11. Nhóm ngành nghề về năng lượng, phóng xạ: hạt nhân, nhà máy nhiệt điện, chất phóng xạ, nhà máy thủy điện, trạm điện, sản xuất dây điện cáp điện,…
12. Nhóm ngành nghề về điện tử, viễn thông: dự án trạm phát, trạm thu – phát viễn thông, sản xuất linh kiện điện, điện tử, sản xuất các thiết bị điện, điện tử,…
13. Nhóm ngành nghề liên quan đến thủy lợi, sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp: công trình hồ chứa nước, công trình tưới – cấp nước phục vụ nông – lâm – ngư nghiệp, công trình kè bờ song, bờ biển,…
14. Nhóm ngành nghề về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản: khai thác cát hoặc nạo vét lòng sông làm vật liệu san lấp, xây dựng, khai thác khoáng sản rắn, chế biến, tinh chế kim loại màu, kim loại phóng xạ, đất hiếm, khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, khai thác dầu, khí, cửa hàng kinh doanh xăng dầu,…
15. Ngành nghề về cơ khí, luyện kim: nhà máy luyện kim, cơ sở cán thép, sửa chữa tàu thủy, sửa chữa container, rơ móc, cơ sở đóng mới, sửa chữa, lắp ráp đầu máy, toa xe, lắp ráp xe máy, ô tô, cơ sở mạ, phun phủ và đánh bóng kim loại,…
16. Các ngành nghề về xử lý chất thải: cơ sở tái chế, xử lý, chôn lấp hoặc tiêu hủy chất thải tập trung, cơ sở phế liệu, cơ sở phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu,…
Công ty Hợp Nhất - đơn vị môi trường có nhiều năm kinh nghiệm trong việc lập hồ sơ môi trường trong nhiều năm qua. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một loại hồ sơ nằm trong phạm vi thực hiện của chúng tôi được nhiều doanh nghiệp tin tưởng hợp tác cũng như chất lượng dịch vụ lập ĐTM được khách hàng đánh giá cao và hoàn toàn tin tưởng tuyệt đối. Sự uy tín của Hợp Nhất được chứng minh dựa trên hàng trăm dự án trên khắp cả nước bao gồm nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Chất lượng dịch vụ của chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc thời gian hoàn thiện hồ sơ nhanh chóng mà còn thể hiện ở chi phí hợp lý cũng như chất lượng nội dung hồ sơ được trình bày rõ ràng và chi tiết nhất.
Quý khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin tại bài viết tư vấn lập ĐTM – Đánh giá tác động môi trường cho dự án để hiểu rõ hơn về các dịch vụ tư vấn môi trường của chúng tôi nhé!