Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Các Phương Pháp Khử Clo Trong Nước


797 Lượt xem - Update nội dung: 19-07-2024 14:58

Đã kiểm duyệt nội dung

Clo là một chất quan trọng đối với quá trình xử lý nước sạch, tuy nhiên nếu sử dụng phải nguồn nước có hàm lượng Clo vượt mức 0,5mg/lít có thể gây ngộ độc cho con người và những tổn thất khác đối với các thiết bị chứa nước. Dưới đây là những cách khử Clo trong nước, mời các bạn cùng tham khảo.

Các Phương Pháp Khử Clo Trong Nước

1. Làm thế nào để nhận biết Clo dư trong nước máy?

Hiện nay, nước máy là nguồn nước cung cấp phổ biến cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt, nước máy được khai thác từ nước mặt nên thường có chất lượng không ổn định nên các đơn vị xử lý thường thêm Clo vào để xử lý. Nếu Clo dư tồn tại trong nước lâu ngày, chúng sẽ tác dụng với các chất trong nước và làm giảm khả năng khử trùng của nước.

Dấu hiệu cho thấy trong nước tồn tại Clo dư là khi giặt giũ sẽ tốn kém xà phòng hơn bình thường do Clo làm giảm khả năng tạo bọt của xà phòng, bên cạnh đó nếu quan sát sẽ thấy các thiết bị, đường ống rất dễ bị hư hỏng, ăn mòn và nước bị Clo dư thường có màu vàng nhạt và mùi hôi khó chịu.

Ngoài ra, để nhận biết nguồn nước đang sử dụng có chứa Clo hay không, chúng ta có thể sử dụng bộ test kit để kiểm tra nhanh hoặc lấy mẫu nước đem đi phân tích, xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm.

Clo dư trong nước đi vào cơ thể con người qua đường ăn uống, vì vậy khi đi vào cơ thể, nó sẽ thẩm thấu và tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi ở hệ tiêu hóa.

2. Những cách để khử mùi Clo trong nước

Dưới đây là một số cách để khử hàm lượng Clo dư trong nước:

2.1. Đun sôi nước

Bản chất của Clo là chất khí, vì vậy khi chúng ta đun sôi nước, sau một thời gian ngắn Clo cũng bay hơi theo. Tuy nhiên phương pháp này không thể loại bỏ được hết Chloramines và chỉ thích hợp sử dụng ở quy mô gia đình.

2.2. Chưng cất nước

Chưng cất nước là công việc tách nước ra khỏi các tạp chất bằng cách sử dụng nhiệt độ cao để làm bay hơi nước và giữ lại các tạp chất. Quá trình này thường được thực hiện bằng cách đun nóng nước cho nước chuyển sang trạng thái bay hơi và sau đó nước được lọc lại và sản phẩm là phần nước tinh khiết được thu lại. Hơi nước ngưng tụ lại trong thùng chứa nước sạch. Việc khử Clo bằng phương pháp chưng cất cần được thực hiện ở môi trường khép kín, có các loại bình chưng cất phù hợp bởi nếu không được thực hiện đúng cách thì chất lượng nước sẽ không đạt độ an toàn cao nhất.

2.3. Sử dụng than hoạt tính

Than hoạt tính là vật liệu có khả năng hấp thụ cao, vì vậy sử dụng than hoạt tính được xem là cách loại bỏ Clo dư hiệu quả trong nguồn nước máy.

Cơ chế hoạt động của than hoạt tính là chỉ hút và loại bỏ các chất gây mùi thông qua việc tạo ra một lực hấp dẫn để hút các phân tử khác vào, lúc này các chất bẩn (trong đó có Clo dư) cũng bị hấp thụ hoặc bám dính trên bề mặt của lớp than hoạt tính.

Ngoài việc hấp phụ vật lý thì còn xảy ra các phản ứng hóa học trên bề mặt cacbon với clo tạo thành ion clorua và nhờ vậy clo được loại bỏ khỏi nước.

2.4. Hệ thống lọc thẩm thấu ngược

Màng lọc RO được xem là giải pháp tiên tiến, hiệu quả vượt trội trong các phương pháp xử lý nước sạch. Màng lọc RO gần như có khả năng loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, hợp chất dư thừa, nước sau khi xử lý đạt độ tinh khiết cao nhất.

Màng lọc RO hoạt động trên nguyên lý chuyển động của các phần tử nước nhờ vào áp lực nén của bơm cao áp tạo ra dòng chảy mạnh có khả năng đẩy các chất ô nhiễm, tạp chất, kim loại nặng trong nước chuyển động mạnh sang vùng nước có áp lực thấp. Dưới áp lực cao, chỉ có các phân tử nước mới có thể lọt qua các khe lọc có kích thước 0.001 micromet còn các các chất ô nhiễm, kim loại nặng, vi khuẩn đều không thể lọt qua.

Thẩm thấu ngược RO
Thẩm thấu ngược RO (ảnh minh họa)

2.5. Dùng tia cực tím

Tia cực tím có bức xạ phổ quang rộng với cường độ cao, các bức xạ phổ quang rộng có khả năng làm giảm Clo tự do và Chloramines bằng cách tách ra thành axit hydrochloric. Khử Clo bằng cách này còn giúp loại bỏ các vi khuẩn, virus gây bệnh trong nước, đặc biệt, phương pháp này không sử dụng chất hóa học nên không gây ra các tác nhân có hại cho môi trường và sức khỏe con người.

2.6. Sục khí Ozone

Là phương pháp tạo ra ozone, sau đó ozone được bơm vào nước và bắt đầu quá trình oxy hóa và loại bỏ các chất ô nhiễm, hàm lượng clo dư, ngoài ra phương pháp này còn được ứng dụng để khử màu, khử mùi, kim loại nặng, tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn rất hiệu quả. Phương pháp sục khí Ozone thường có chi phí vận hành cao và cần được thực hiện bởi chuyên gia thành thạo trong lĩnh vực này.

Trên đây  Môi trường Hợp Nhất vừa gợi ý các bạn một số phương pháp khử Clo trong nước. Hy vọng những thông tin trong bài viết là nguồn tham khảo bổ ích để các bạn có thể nhận biết và có cách xử lý nếu nguồn nước hiện tại cũng bị nhiễm Clo.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(11:02 19-04-2025)
Theo quy định mới thì các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, y tế, xây dựng và giao thông vẩn tải là 4 ngành cần phải ...
(09:03 19-04-2025)
Môi trường Hợp Nhất là công ty xử lý nước thải tại Gia Lai chuyên cung cấp các gói dịch vụ về thiết kế, thi công, ...
(08:50 18-04-2025)
Ký túc xá trường học là nơi sinh sống và học tập của học sinh, sinh viên, vì vậy nước thải phát sinh chủ yếu là ...
(16:44 17-04-2025)
Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mở ra nhiều cơ hội đổi mới mà còn đi kèm với một số thách thức đối ...
(10:00 16-04-2025)
Hồ sơ kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là một phần quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và an ...
(09:17 15-04-2025)
Bể keo tụ, tạo bông là một trong những công trình quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải, giúp loại bỏ các hạt ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768