Các phương pháp xử lý khí thải thông dụng nhất
Đã kiểm duyệt nội dung
Theo thống kê, có hơn 80% nguồn thải đã thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý khí thải theo đúng với báo cáo ĐTM, hay bản kế hoạch bảo vệ môi trường đã được phê duyệt. Bên cạnh đó cũng có nhiều đơn vị sản xuất vẫn chưa có biện pháp xử lý khí thải từ các quạt hút làm phát sinh lượng lớn khí thải ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép.
Chất lượng khí thải sau các hệ thống xử lý
Tuy được đầu tư hoàn chỉnh nhưng các hệ thống xử lý khí thải công nghiệp chỉ có hiệu suất xử lý đạt chuẩn trong thời gian đầu. Về sau, thiết bị hoạt động dần mất ổn định, chất lượng khí thải sau xử lý vẫn không đạt chuẩn kỹ thuật. Một số hiện tượng ăn mòn thiết bị, làm phá hủy máy móc, thiết bị nên dẫn đến tuổi thọ trung bình của công trình ngày càng thấp.
Đặc tính của khí thải có thể tích riêng lớn, phát tán nhanh, biến đổi hóa học khi thải ra ngoài môi trường. Theo đó, việc lựa chọn công nghệ chưa hợp lý nên lượng khí thải thu gom và xử lý chưa triệt để, chi phí tốn kém và vẫn chưa phù hợp với điều kiện lắp đặt tại từng khu vực cụ thể. Trong khi đó, nồng độ CO trong khí thải lò đốt nhiên liệu hoặc chất thải rắn phát sinh rất cao và thường vượt quá 3 – 5 lần so với quy chuẩn quốc gia nhưng vẫn chưa có biện pháp xử lý khí thải lò đốt.
Bên cạnh những doanh nghiệp có hệ thống xử lý khí thải đạt chuẩn QCVN, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có ý thức và tránh nhiệm trong việc BVMT. Tình trạng chung của quá trình vận hành công trình xử lý thường thiếu kỹ sư môi trường, không thay thế hay bổ sung dung dịch hấp thụ đúng nồng độ và lưu lượng, không thường xuyên vệ sinh, xả cặn lắng,… đúng như yêu cầu và thiết kế ban đầu. Chẳng hạn trong phương pháp xử lý khí thải hấp phụ, không thay than hoạt tính đúng theo yêu cầu sẽ làm giảm khả năng hấp phụ chất ô nhiễm.
Các phương pháp xử lý khí thải phổ biến nhất
Phương pháp xử lý khí thải lò đốt rác
Các loại nhiên liệu đốt như than đá, củi, trấu, bã điều, bã mía, giấy, bao bì carton,… trong các lò hơi, lò sấy trong các dây chuyền sản xuất phát sinh nhiều chất ô nhiễm như bụi, SO2, NOx, CO2, CO. Để xử lý hết lượng khí thải này, người ta thường dùng công nghệ xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ. Dòng khí này đòi hỏi phải được xử lý sơ bộ để giảm nhiệt độ, khí thải sau khi xử lý dẫn qua ống khí thải ra ngoài môi trường.
Một số dung dịch hấp thụ thường dùng gồm nước, NaOH, Ca(OH)2, Ca2CO3, chúng sẽ hấp thụ bằng các tháp như tháp rửa khí, tháp đệm và tháp đĩa, tháp sủi bọt. Dung dịch hấp thụ thường tuần hoàn xử lý nhiều lần. Trong nhiều trường hợp, dung dịch hấp thụ không tuần hoàn mà dẫn thẳng đến hệ thống xử lý nước thải.
Phương pháp xử lý khô
Hiện nay, nhiều nhà máy có áp dụng hệ thống xử lý khí thải ngành tái chế bằng phương pháp khô được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực xử lý khác nhau. Công nghệ phổ biến thường sử dụng là buồng lắng bụi, xyclon hay túi vải. Tùy thuộc đặc trưng nồng độ, thành phần mà ứng dụng công nghệ xử lý theo nhiều cấp xử lý môi trường hoặc kết hợp nhiều thiết bị khác nhau. Những công nghệ này được áp dụng khá phổ biến đóng góp không nhỏ vào việc giảm thiểu ô nhiễm và thu gom triệt để bụi phát sinh.
Phương pháp hấp thụ
Loại hình xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ này được ưu tiên sử dụng khá phổ biến và rộng rãi. Hấp thụ thường dùng để khử bụi và khí độc như SO2, NOx, CO2, CO,… Nguồn thải có thành phần và nồng độ khác nhau sẽ có từng loại dung dịch hấp thụ tương ứng. Ưu điểm của phương pháp này có thể xử lý hiệu quả bụi vừa áp dụng đối với dòng khí có nhiệt độ, độ ẩm cao,…
Phương pháp hấp phụ
Bên cạnh phương pháp hấp thụ phổ biến, xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ thường áp dụng trong nhà máy. Hấp phụ thích hợp để xử lý khí thải có nồng độ và lưu lượng thấp. Phương pháp này thích hợp xử lý khí thải ở các lĩnh vực: sơn, nhà máy, lĩnh vực sản xuất, chế biến thủy sản,… Nguyên tắc thực hiện là quá trình phân tách khí dựa vào áp lực của một số chất rắn với các loại khí trong hỗn hợp cần xử lý. Hấp phụ dùng để khử ẩm, khử khí độc, khử mùi và thu hồi các khí có giá trị.