Các quy định về giấy phép môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Giấy phép môi trường phải thực hiện trong thời điểm nào? Thời hạn cấp GPMT trong bao lâu? Phí thẩm định cấp GPMT cao không? Đây là một trong số nhiều thắc mắc của dự án đầu tư, cơ sở về việc lập hồ sơ môi trường theo quy định mới, cụ thể Luật BVMT và Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
1. Quy định thời điểm nộp hồ sơ cấp GPMT
Theo quy định của Luật BVMT 2020 thì các dự án có phát sinh nước thải, bụi, khí thải ra môi trường hoặc CTNH của các dự án đầu tư nhóm I, II và III phải có GPMT khi đi vào vận hành chính thức. Theo đó, Nghị định 08/2022/NĐ-CP cũng có quy định 4 thời điểm có 4 đối tượng khác nhau phải thực hiện cấp giấy phép môi trường. Trong đó:
- Dự án phải lập ĐTM sau khi hoàn thành công trình xử lý chất thải cho toàn bộ dự án hoặc cho từng phân kỳ đầu tư dự án hay cho từng hạng mục công trình xử lý chất thải thì phải nộp hồ sơ cấp GPMT
- Dự án không phải lập ĐTM sau khi có đầy đủ hồ sơ theo quy định thì tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp GPMT
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, CCN hoạt động trước ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực có tiêu chí môi trường đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý thì tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ sau khi kết thúc vận hành. Điều kiện cho phép phải chậm nhất trước 45 ngày với GPMT thuộc cấp bộ, trước 30 ngày với GPMT thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện
- Cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, CCN tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp GPMT đáp ứng thời điểm có GPMT theo quy định của Luật BVMT 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Điều kiện cho phép phải chậm nhất trước 45 ngày với GPMT thuộc cấp bộ, trước 30 ngày với GPMT thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện.
2. Quy định thời hạn cấp GPMT
- Cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT trong thời hạn 30 ngày khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
- Cơ quan cấp GPMT đối với dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải trong thời hạn 15 ngày
- Dự án đầu tư, cơ sở đấu nối vào HTXLNT tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, CCN không thuộc loại hình gây ô nhiễm môi trường, không thuộc trường hợp phải quan trắc khí thải tự động, liên tục hay quan trắc định kỳ
- Việc cấp lại GPMT được thực hiện trong thời gian 30 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ với các trường hợp dưới đây:
+ Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, CCN tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ sản xuất (trừ dự án thay đổi thuộc đối tượng phải lập ĐTM)
+ Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, CCN thay đổi số lượng nguồn phát sinh nước thải, khí thải với nhiều thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật; tăng lưu lượng xả thải, phương thức xả thải,…
3. Quy định về chi phí cấp GPMT
Dựa theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTC thì việc thu phí thẩm định cấp GPMT do cơ quan Nhà nước thực hiện. Theo đó, phí thẩm định cấp, cấp lại GPMT được quy định như sau:
- Dự án đầu tư Nhóm I có mức phí thẩm định là 50 triệu đồng/giấy phép
- Dự án đầu tư Nhóm II hay dự án nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh trở lên, nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh thì phí thẩm định là 45 triệu đồng/giấy phép
- Việc điều chỉnh GPMT có phí thẩm định 15 triệu đồng/giấy phép/dự án/cơ sở
Còn nhiều quy định mới liên quan đến giấy phép môi trường 2022 mà bạn nên nắm rõ để triển khai hoàn thiện thủ tục hồ sơ môi trường cho dự án của mình. Cần hỗ trợ thêm về dịch vụ tư vấn HSMT nhanh chóng, đơn giản với chi phí thấp nhất thì hãy liên hệ ngay Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.