Các vấn đề liên quan đến nước thải chăn nuôi
Đã kiểm duyệt nội dung
Chất thải chăn nuôi là nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm lớn. Nước thải, khí thải và chất thải rắn tác động rất lớn đến chất lượng môi trường xung quanh. Vì thế nước mặt, nước ngầm, khí thải thường xuyên bị ô nhiễm, nhất là khu vực tập trung nhiều trang trại chăn nuôi với số lượng vật nuôi khá lớn.
Quy định mới về xử phạt vi phạm xử lý chất thải chăn nuôi
Năm 2021 đánh dấu sự ra đời của Nghị định 14/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong chăn nuôi. Cụ thể, các cá nhân vi phạm các hành vi dưới đây sẽ bị xử phạt theo nội dung của Nghị định:
- Đối tượng vi phạm áp dụng với trang trại không xử lý chất thải có nguồn gốc hữu cơ đúng quy chuẩn kỹ thuật với trang trại quy mô nhỏ (1 – 3 triệu đồng); quy mô vừa (3 – 5 triệu đồng) và quy mô lớn (5 – 7 triệu đồng).
- Đối với hành vi xử lý nước thải chăn nuôi nhưng không đáp ứng nhu cầu sử dụng nước tưới cho cây trồng với trang trại quy mô nhỏ (3 - 5 triệu đồng); quy mô vừa (5 - 7 triệu đồng) và quy mô lớn (7 - 10 7 triệu đồng).
- Đối với hành vi xử lý khí thải chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sẽ bị xử phạt với mức độ như trên.
(Hình: Các vấn đề liên quan đến nước thải chăn nuôi)
Với các tổ chức, doanh nghiệp thuộc một trong các hành vi nêu trên thì sẽ chịu mức phạt gấp 2 lần. Ngoài ra, với đối tượng là nông hộ nhưng không có biện pháp xử lý phân, xử lý nước thải chăn nuôi hợp vệ sinh gây ô nhiễm sẽ chịu mức phạt tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng (tùy theo từng dự án). Tất cả các hành vi ngoài việc chịu phạt thì bắt buộc phải khắc phục tình trạng ô nhiễm.
Hiệu quả từ mô hình công nghệ quản lý chất thải chăn nuôi
Đối với công nghệ khí sinh học
- Đối với quy mô chăn nuôi nhỏ, thiết kế hầm biogas chủ yếu xây lắp bằng chất liệu composite, xây gạch. Đối với quy mô chăn nuôi lớn chủ yếu dùng vật liệu HDPE.
- Nhờ giải pháp biogas mà chất thải chăn nuôi nhanh chóng chuyển thành khí metan.
- Ngoài khí CH4, công nghệ này còn phát sinh thêm các phụ phẩm như nước thải và cặn ở đáy hầm.
- Bố trí thêm các công trình khí sinh học đáp ứng yêu cầu xả thải nhưng lại khá tốn kém.
- Các dự án LCASP xây lắp nhiều công trình biogas với quy mô, phương án vận hành khác nhau với mục đích dùng hết khí gas để đun nóng, phát điện và sử dụng hết phần nước thải sau biogas.
Công nghệ chăn nuôi tiết kiệm nước
- Công nghệ này được dùng từ các nước phát triển như Đan Mạch, Hà Lan,… với đặc trưng không dùng nước tắm và làm vệ sinh chuồng trại.
- Giúp quá trình thu gom chất thải hiệu quả hơn.
- Đặc điểm của công nghệ được thiết kế sàn với nhiều khe thông thoáng, dễ dàng thoát nước phân, nước tiểu.
- Phần chất thải đậm đặc bơm lên bể ủ phân hoặc bồn chuyên chở làm thành phân bón hữu cơ.
Công nghệ dùng bể lắng trước biogas
- Nhiều công trình biogas quá tải vì quy mô trang trại chăn nuôi thay đổi thường xuyên.
- Khi quá tải, hầm biogas không còn khả năng xử lý hoàn toàn chất thải, chất thải chưa kịp phân hủy đã tràn ra bên ngoài gây ô nhiễm.
- Tuy nhiên, các dự án chăn nuôi có quy mô vừa và lớn chỉ xây lắp một hoặc vài hầm biogas có dung tích khá thấp.
- Giải pháp dùng bể lắng trước biogas tách bớt chất thải giúp giảm hiện tượng quá tải của hầm biogas. Các mô hình công nghệ dùng bể lắng 3 – 4 ngăn có tác dụng giảm ô nhiễm môi trường vừa thu gom chất thải vừa tạo ra nguồn phân ủ hữu cơ có giá trị kinh tế lớn.
Trong tất cả thì lĩnh vực chăn nuôi heo thịt gây ô nhiễm nhiều nhất vì dùng nhiều nước để làm mát, vệ sinh chuồng trại. Việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi cũng là vấn đề nghiêm ngặt. Vì thế xử lý môi trường chăn nuôi bằng cách thiết kế nhiều hệ thống chuyên biệt như tư vấn thiết kế hệ thống XLNT, khí thải, chất thải rắn. Nếu có bất kỳ vấn đề hoặc nhu cầu nào, Quý KH vui lòng liên hệ ngay với công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938 857 768 để được tư vấn miễn phí nhé!