Các vấn đề xoay quanh vốn FDI và BVMT
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước ta đang tập trung mở cửa thu hút vốn FDI với nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh. Đây là cơ hội đầu tư mới không chi đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn tạo ra giá trị tăng trưởng kinh tế - xã hội. Tuy nhiên vốn FDI cũng có nhiều hạn chế nhất định, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Vì sao cần cân nhắc trước khi thu hút tập trung vốn FDI?
2 ví dụ điển hình về việc vốn FDI vẫn còn chưa thực sự mang tính hiệu quả. Chẳng hạn như Công ty Vedan vi phạm suốt 14 năm vừa không xử lý nước thải ô nhiễm vừa trốn nộp phí môi trường để giảm chi phí xử lý chất thải. Và hậu quả khiến sông Thị Vải bị ô nhiễm trong thời gian dài gây bức xúc cho dư luận.
Trường hợp thứ hai là Tập đoàn Fosmosa Hà Tĩnh (Đài Loan) không xử lý nước thải dệt nhuộm, gây ô nhiễm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, đời sống và tạo nhiều bức xúc trong dư luận. Mặc dù bị niêm phong trong 7 lần nhưng Công ty này vẫn được cấp phép hoạt động bình thường.
Hiện nay nguồn vốn FDI thường tập trung tại các khu công nghiệp khiến nhiều khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các dự án có quy mô vừa và lớn đã gây ra nhiều sự cố môi trường nghiêm trọng liên quan đến vấn đề xử lý nước thải, thu hẹp diện tích rừng, phá hủy hệ sinh thái cũng như gia tăng ô nhiễm các lưu vực sông.
Chưa kể các công nghệ từ các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp, Mỹ, Thụy Sĩ, Đài Loan, Trung Quốc,… còn gặp nhiều hạn chế, hiệu quả và năng suất còn thấp. Hầu như vốn FDI chỉ dừng lại ở khâu sản xuất, chế biến, dịch vụ,… Nhiều công nghệ tồn tại từ TK XX vẫn còn sử dụng đến ngày nay, nhất là các ngành hóa chất, dệt may, điện tử, gang thép tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Thế nhưng lĩnh vực xử lý nước thải trong nguồn vốn FDI lại chiếm tỷ lệ rất thấp.
Có rất nhiều doanh nghiệp FDI vẫn chưa tuân thủ về các vấn đề BVMT. Ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư mở rộng vào các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm, công nghệ phát thải cao. Không ít dự án nhập khẩu máy móc, thiết bị lạc hậu nhưng chưa được triển khai thay thế kịp thời.
Nhiều địa phương vì không có cơ chế kiểm soát và quản lý tốt nên hệ thống tiêu tốn nguồn năng lượng và tài nguyên nước hoặc không thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa triển khai các kế hoạch để xây dựng, hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng việc vận hành còn khá khiêm tốn, xuống cấp hoặc hoạt động vẫn chưa hiệu quả. Chỉ tính riêng khu vực ĐBSCL có đến 75 – 85% CCN vẫn chưa xử lý nước thải tập trung.
Nhiều trường hợp doanh nghiệp FDI nộp phạt nhiều lần vì phí nộp phạt hầu như nhỏ hơn nhiều so với chi phí đầu tư HTXLNT. Ở các nước khác thì chi phí xử lý nước thải dệt nhuộm, sắt thép rất cao, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Trong khi đó đầu tư vào Việt Nam họ sẽ giảm đến 10 – 15% chi phí. Chính vì vậy mà nước ta không ngừng gia tăng nhiều doanh nghiệp sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Bên cạnh động lực tăng trưởng kinh tế thì FDI cũng khiến tình trạng ô nhiễm gia tăng theo.
Làm thế nào để thu hút FDI gắn liền với BVMT?
Với những ngành có quy trình sản xuất phức tạp, các cấp ngành địa phương cần tập trung rà soát, lựa chọn và quản lý có hiệu quả các vấn đề liên quan đến môi trường. Đối với cơ quan kiểm soát cần có phương án phê duyệt, chấp thuận đối với dự án lập đtm một cách nghiêm túc và đầy đủ. Những dự án có quy mô nhỏ mặc dù có lợi ích kinh tế nhỏ nhưng cũng phải chú trọng đến BVMT tốt.
Lúc này, Việt Nam cần thay đổi tư duy phát triển kinh tế, đặc biệt phải gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, không vì kinh tế mà đánh đổi môi trường. Do đó phải sàn lọc những dự án FDI và cần siết chặt trong tất cả các khâu cấp phép và giám sát. Tập trung áp dụng có hiệu quả đề tài nghiên cứu BVMT, công nghệ xử lý chất thải và khắc phục những suy thoái môi trường. Khuyến khích doanh nghiệp phát triển theo hướng sản xuất sạch và thân thiện với môi trường hơn.
Ngoài ra cần tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT để xây dựng thói quen, nếp sống và phát huy có hiệu quả phong trào đoàn kết trong cộng đồng. Tập trung hướng dẫn và nâng cao nhiệm vụ thi hành các vấn đề về bảo vệ và xử lý môi trường trong tương lai.