Các Loại Vi Sinh Xử Lý Nước Thải Thường Được Sử Dụng
Đã kiểm duyệt nội dung
Vi sinh xử lý nước thải là những quần thể vi sinh vật được nuôi cấy để xử lý nước thải. Chúng có kích thước rất nhỏ và không thể quan sát bằng mắt thường. Nhờ có vi sinh xử lý nước thải mà các thành phần ô nhiễm trong nước thải được phân hủy và chuyển hóa thành các chất không gây độc hại với môi trường. Trong bài viết sau mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu các loại vi sinh xử lý nước thải nhé!
1. Các loại vi sinh xử lý nước thải
Vi sinh xử lý nước thải có thể được nuôi cấy vào bể xử lý hiếu khí, bể thiếu khí và kỵ khí. Vi sinh xử lý nước thải cũng có nhiều loại như bùn vi sinh, vi sinh dạng lỏng, vi sinh dạng bột. Cụ thể như sau:
1.1. Bùn vi sinh
Bùn vi sinh hay còn được gọi là bùn hoạt tính, có màu nâu, dạng bông bùn xốp, chúng dễ hấp thụ chất hữu cơ và dễ lắng.
Bùn vi sinh là tập hợp của nhiều loài vi sinh vật khác nhau như vi khuẩn, nấm. Ở trong các bể xử lý, các vi sinh dễ dàng kết hợp với các chất rắn khác, tạo thành chất kết dính và dễ dàng lắng xuống đáy bể. Bùn hoạt tính được xem là giải pháp xử lý sinh học hiệu quả nhờ vào khả năng chuyển hóa các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất dinh dưỡng có ích.
Có 3 loại bùn vi sinh phổ biến hiện nay là: "bùn vi sinh hiếu khí, bùn vi sinh thiếu khí và bùn vi sinh kỵ khí."
- Bùn vi sinh hiếu khí: Có màu nâu sáng, thường được dùng ở các bể aerotan và bể MBR, môi trường lý tưởng để bùn vi sinh hiếu khí phát triển tốt là pH từ 6.5 – 8.5, nhiệt độ nước thải từ 20 đến 30 độ C.
- Bùn vi sinh thiếu khí: Có màu nâu sẫm hơn bùn vi sinh hiếu khí. Khi cho vào bể xử lý sẽ thấy có nhiều bọt khí, bọt khí to dần lên, vì vậy bùn thiếu khí không bị lắng xuống đáy bể như bùn hiếu khí.
- Bùn vi sinh kỵ khí: Có màu đen, có cấu tạo gồm dòng bùn khí lơ lửng và bùn dạng hạt. Nếu chứa bùn kỵ khí trong chai, lọ bằng nhựa, ta quan sát sẽ thấy chai, lọ phồng lên do khí metan trong bùn gây nên. Điều kiện môi trường lý tưởng cho vi sinh kỵ khí phát triển tốt là pH duy trì từ 6.5 – 7.5, nhiệt độ trong nước thải không vượt quá 35 độ C.
1.2. Vi sinh dạng lỏng
Vi sinh dạng lỏng là loại vi sinh vật nhân tạo được tổng hợp các nguồn vi sinh khác nhau. Vi sinh dạng lỏng ở dạng đậm đặc và có thể đưa trực tiếp vào bể xử lý, các chủng vi sinh sẽ hoạt động ngay trong thời gian từ 20 – 30 phút. Vi sinh dạng lỏng thường được dùng trong xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp và chăn nuôi.
1.3. Vi sinh dạng bột
Tồn tại ở dạng bột khô, chứa nhiều chủng vi sinh khác nhau ở chế độ chờ kích hoạt. Vi sinh dạng bột thường được ứng dụng trong xử lý nước thải công nghiệp và nước thải chăn nuôi. Chế phẩm vi sinh dạng bột được đóng gói trong các túi hoặc thùng nhựa nên rất dễ bảo quản, vận chuyển.
2. So sánh ưu, nhược điểm của các loại vi sinh xử lý nước thải
Loại vi sinh |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Vi sinh dạng bùn |
Khởi động hệ thống nhanh chóng Giảm thiểu thời gian nuôi cấy |
Cần được bảo quản trong điều kiện cung cấp khí oxy Chi phí vận chuyển cao vì khối lượng bùn lớn. |
Vi sinh dạng lỏng |
Đơn giản, dễ sử dụng, chỉ cần lắc đều trước khi sử dụng và cho trực tiếp vào bể.
Không tốn thời gian kích hoạt, ngâm ủ Tỷ lệ sống của vi sinh lên đến 99% Hạn chế khả năng thất thoát
|
So với bùn hoạt tính, vi sinh dạng lỏng có thời gian khởi động lâu hơn. Giá thành cao nên ko mang lại hiệu quả kinh tế đối với các hệ thống nhỏ. |
Vi sinh dạng bột |
Dễ bảo quản, vận chuyển do khối lượng nhẹ. |
Tốn thời gian kích hoạt và thích nghi với nước thải Giá thành cao
|
3. Tên một số vi sinh xử lý nước thải
Dưới đây là một số vi sinh xử lý nước thải thường được sử dụng:
- Vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter: Có vai trò chuyển đổi amoniac thành nitrat (còn gọi là quá trình nitrit hóa – nitrat hóa).
- Vi khuẩn Anaerobic: Có vai trò phân hủy chất hữu cơ thành khí methane (trong môi trường thiếu khí oxy).
- Vi khuẩn Aerobic: Có vai trò xử lý các chất hữu cơ và chất độc hại từ nước thải nhờ quá trình xử lý sinh học và quá trình xử lý chuyển hóa khí (hoạt động trong môi trường có khí oxy).
- Vi khuẩn Methanobacterium: Có vai trò phân hủy khí metan từ các chất hữu cơ.
- Vi khuẩn Pseudomonas: Xử lý các hợp chất hữu cơ phức tạp như toluen, xylene và phenol.
- Vi khuẩn Bacillus: Phân hủy protein, hydrate cacbon.
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xử lý của vi sinh
Khả năng xử lý của vi sinh cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố, bao gồm:
- Chất dinh dưỡng có trong nước thải.
- Hàm lượng vi sinh trong bể xử lý.
- Lưu lượng, nồng độ oxy cung cấp vào bể.
- Nhiệt độ, độ pH của nước thải.
Trên đây là những thông tin về các loại vi sinh xử lý nước thải, Môi trường Hợp Nhất luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong xử lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải hiệu quả, đơn giản và tiết kiệm chi phí.
Nếu quý khách đang cần nuôi cấy, bổ sung vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải, quý khách có thể liên hệ Công ty Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768, chia sẻ cụ thể vấn đề mình đang gặp phải để được các chuyên gia hỗ trợ nhanh chóng nhé!