Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Xử Lý Amoni Trong Nước Thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Amoni là sản phẩm của quá trình phân hủy chất hữu cơ, tồn tại trong nước thải ở nhiều dạng khác nhau nhưng chủ yếu là NH3 và NH4, các ion vô cơ và xuất hiện rất nhiều trong nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Các phương pháp xử lý amoni đều dựa trên nguyên tắc chuyển hóa amoni thành hợp chất khác hoặc cách ly chúng ra khỏi môi trường nước. Trong bài viết sau, Môi trường Hợp Nhất xin chia sẻ một số thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xử lý amoni trong nước thải.
1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng xử lý amoni trong nước thải
Để xử lý amoni trong nước thải, người ta có thể áp dụng nhiều phương pháp như xử lý sinh học, quá trình nitrat và khử nitrat, stripping, trao đổi ion, phương pháp điện hóa, oxy hóa amoni, phương pháp trao đổi ion, phương pháp lọc thẩm thấu ngược, v.v…
Trong quá trình vận hành, để xử lý amoni, các kỹ sư vận hành quan tâm đến các yếu tố, điều kiện ảnh hưởng đến hiệu suất của quá trình nitrat hóa bao gồm:
1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ lý tưởng cho quá trình xử lý amoni là từ 24 đến 30 độ C (hoặc nhiệt độ rộng hơn có thể chấp nhận được là từ 20 – 35 độ C). Ngoài khoảng nhiệt độ này, vi sinh vật sẽ giảm dần khả năng hoạt động. Chính vì lý do này mà một số nhà máy có nhiệt độ nước thải cao như nước thải dệt nhuộm thường có tháp giải nhiệt để hạ bớt nhiệt độ của nước thải trước khi đi vào quá trình xử lý sinh học.
1.2. Độ pH
Yếu tố thứ hai cũng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với khả năng xử lý amoni trong nước thải là giá trị pH trong nước thải. Độ pH trong khoảng tối ưu để xử lý nước thải là từ 7.0 đến 8.0. Trong quá trình xử lý amoni, các vi sinh vật sẽ chuyển hóa amoni sang nitrit và nitrat hóa, hình thành ion H+ làm cho độ pH trong nước giảm dần xuống, vì vậy người ta thường bố trí tháp giữ nhiệt để duy trì độ pH trong khoảng tối ưu.
1.3. Tuổi bùn vi sinh, thời gian lưu
Thời gian lưu bùn tại bể xử lý hiếu khí cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình xử lý amoni. Thời gian lưu bùn ở bể hiếu khí tối thiểu là 10 ngày và tối đa là 15 ngày để vi khuẩn phát triển và xử lý chất ô nhiễm.
1.4. Ánh sáng
2 chủng vi sinh xử lý amoni chính để xử lý amoni là Nitrobacter và Nitrosomonas rất nhạy cảm với ánh sáng và tia cực tím. Nếu ánh sáng quá mạnh hoặc tia cực tím cao thì sẽ làm giảm khả năng hoạt động của các vi sinh vật này. Vì vậy, người vận hành cần kiểm soát MLSS (nồng độ chất rắn lơ lửng có trong bể bùn hoạt tính).
1.5. DO - Nồng độ oxy hòa tan trong nước
Nồng độ oxy hòa tan trong nước ở mức tối ưu để quá trình xử lý amoni diễn ra hiệu quả là từ 2 mg/l – 5mg/l. Vì vậy mà tại các hệ thống xử lý nước thải người ta phải đảm bảo hệ thống sục khí hoạt động hiệu quả nhằm cung cấp lượng khí oxy cần thiết cho quá trình nitrat hóa.
1.6. Chất ức chế sinh vật
Một số loại nước thải có chứa chất kháng sinh như nước thải y tế hoặc nước thải có chứa chất độc tố, chứa nhiều kim loại nặng cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý amoni của vi sinh vật. Chất kháng sinh có thể gây tác động tiêu cực đến hoạt tính của vi sinh chuyển hóa đạm. Vì vậy, các đơn vị xử lý cũng cần kiểm tra hàm lượng chất kháng sinh trong nước thải để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
1.7. Hệ thống khuấy trộn
Trong bể xử lý cần được xáo trộn để đảm bảo khả năng tiếp xúc giữa chất ô nhiễm với vi khuẩn, độ dày lý tưởng của bùn lý tưởng trong bể là 0.6m. Nếu không được khuấy trộn đầy đủ sẽ khiến thể tích bùn trong bể tăng lên, làm giảm hiệu quả xử lý BOD và amoni.
1.8. Các yếu tố khác
Ngoài những yếu tố trên thì độ kiềm, chất hữu cơ cũng ảnh hưởng đến khả năng xử lý amoni trong nước thải.
2. Vì sao cần phải xử lý amoni trong nước thải?
Nếu nước thải có chứa amoni không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng như:
- Amoni gây ô nhiễm môi trường nước;
- Ảnh hưởng đến các sinh vật sống trong nước;
- Gây ngộ độc cho động vật và con người nếu dùng phải nguồn nước bị nhiễm amoni;
- v.v.v...
3. Quy định về nồng độ amoni trong nước
- Theo QCVN 01:2009/BYT: Đối với nước ăn uống, nồng độ amoni trong nước không được vượt ngưỡng 3mg/l.
- Theo QCVN 02:2009/BYT: Đối với nước sinh hoạt, nồng độ amoni cũng không được vượt ngưỡng 3mg/l.
4. Công ty chuyên xử lý nước thải uy tín
Công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghệ Môi trường Hợp Nhất là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực môi trường. Công ty xử lý môi trường chuyên tư vấn, thiết kế, thi công và xử lý các loại nước thải như: Nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, dệt nhuộm, chăn nuôi, các ngành sản xuất, v.v…
Nếu doanh nghiệp đang tìm một nhà thầu xử lý nước thải uy tín thì bạn có thể liên hệ công ty Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938. 857.768 hoặc để lại thông tin ở khung bên dưới để được các chuyên viên của chúng tôi liên hệ lại và hỗ trợ cụ thể hơn!