Các yếu tố xác định nguồn nước đạt chuẩn xả thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Đánh giá chất lượng nguồn nước dựa trên những tiêu chí quy định là một trong những việc làm nhằm đảm bảo xác định được mức độ ô nhiễm cũng như đưa ra các biện pháp xử lý hiệu quả nhất. Dưới đây là một số thông tin mà công ty môi trường Hợp Nhất đã tổng hợp về "Các yếu tố xác định nguồn nước đạt chuẩn xả thải" để các bạn theo dõi sự thay đổi trong nước thải, đặc biệt xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải ngành sản xuất, xử lý nước thải công nghiệp,… để có cách khắc phục kịp thời.
1. Yếu tố vật lý
Dưới đây là các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến việc xác định nguồn nước đạt chuẩn xả thải chưa:
- Màu sắc: Nước tinh khiết hoàn toàn không màu. Như vậy, quan sát thấy nước chuyển màu do do sự xuất hiện của các thành phần chất ô nhiễm như chất hữu cơ hòa tan, hóa chất tẩy rửa, mùn hữu cơ,… Vì thế để xác định màu sắc của nước cần tiến hành so sánh màu với các dung dịch chuẩn khác.
- Độ đục: Nguyên nhân gây nên độ đục của nước là do các chất rắn, chất cặn bã có kích thước nhỏ tồn tại lơ lửng trong nước. Nước nhiễm đục gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người nên người ta thường sử dụng phương pháp xác định độ đục JTU (Jackson Turbidity Unit), FTU (thang Nepture) hoặc dùng máy đo độ đục có đơn vị đo là NTU. Thông thường, nước sinh hoạt có độ đục không được vượt quá 5NTU.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thay đổi tùy theo từng thời điểm khác nhau trong ngày. Người ta thường sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước
- Hàm lượng chất rắn: Chất rắn bao gồm các chất hữu cơ hòa tan và không tan, chất vô cơ, cặn lơ lửng.
- Mùi vị: Nước đạt chuẩn, nước tinh khiết sẽ không mùi. Hiện tượng nước có mùi bắt nguồn từ các tác nhân sau:
- Các chất khí: H2S, NH3, Clo, nacl,
- Các chất hữu cơ: dầu mỡ, chất béo, protein, nito, photpho,…
- Các ion kim loại: Cu2+, Fe3+,…

2. Yếu tố hóa học
Là một trong những yếu tố chủ yếu xác định nước thải đạt chuẩn xả hay chưa, yếu tố hóa học bao gồm nhiều chỉ số đanh giá như sau:
- Hàm lượng oxy hòa tan: Hay còn gọi là DO là hàm lượng khí oxy trong nước có vai trò quan trọng tham gia trực tiếp vào quá trình hô hấp của các sinh vật sinh sống trong nước. Hàm lượng DO phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất, hệ sinh vật trong nguồn nước;
- Oxy hóa hóa học (COD): Đây là tiêu chí đánh giá hàm lượng oxy trong nước dùng để oxy hóa các hợp chất hữu cơ và hình thành khí CO2 và H2O. Đây là đơn vị để đánh giá khối lượng chất ô nhiễm trong nước được tính bằng đơn vị mgO2/l;
- Oxy sinh học (BOD): Vi sinh vật sinh trưởng trong điều kiện hiếu khí sử dụng oxy để phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải được gọi là BOD, có đơn vị tính là mg/L. BOD là tiêu chí đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước;
- Độ axit: Tồn tại trong nước thải, các chất có thể tham gia phản ứng với dung dịch kiềm (KOH, NaOH). Đơn vị tính là mđlg/l;
- Nồng độ pH: Nồng độ pH trong nước dùng để sinh hoạt thường dao động từ 6.0 – 8.5 và tiêu chuẩn nước uống từ 6.5 – 8.5;
- Độ cứng: Trong nước thường chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ ,… nên khi gặp nhiệt độ cao thường xảy ra hiện tượng kết tủa nên hình thành nhiều cặn trắng xung quanh các thiết bị đun nấu, ống dẫn nước,…Tiêu chuẩn quy định đối với nước sạch có độ cứng < 350 mg/l, đối với nước ăn uống < 300 mg/l;
- Kim loại nặng: Đa phần nước thải thường chứa nhiều kim loại nặng như Fe, Cu, Pb, Mg, Ni,… bắt nguồn từ quá trình sản xuất, tẩy rửa. Nếu chứa hàm lượng vượt ngưỡng cho phép sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và thậm chí cả hệ sinh vật đang sinh sống.

3. Yếu tố vi sinh
Trong bất cứ loại nước thải nào cũng có yếu tố vi sinh. Vi sinh thể hiện trực tiếp chất lượng nguồn nước đầu ra, đồng thời thể hiện mức độ ô nhiễm của nước, dưới đây là một vài yếu tố vi sinh thường thấy:
- Các loại vi khuẩn: Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây ra hàng loạt các bệnh dịch tả, bệnh truyền nhiễm,… làm giảm sút sức khỏe của con người. Trong nước thải, hàm lượng vi khuẩn E.coli càng nhiều càng chứng minh nguồn nước ô nhiễm càng nghiêm trọng;
- Nấm: Nấm tham gia quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Chu trình cacbon phụ thuộc vào sự xuất hiện của hàm lượng nấm thích hợp;
- Tảo: Tảo là tác nhân khiến nguồn nước ô nhiễm tạo nên nhiều mùi và vị. Đặc biệt, quá trình quang hợp của tảo làm cho nước chuyển dần sang màu xanh.

4. Các Quy chuẩn về chất lượng nước thải
Dưới đây là các Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam (QCVN) về nước thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định:
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế;
- QCVN 29:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu;
- QCVN 01-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên;
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước dưới đất;
- QCVN 10-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước dưới biển;
- QCVN 11-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản;
- QCVN 12-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy;
- QCVN 13-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm;
- QCVN 62-MT:2016/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về nước thải chăn nuôi;
- TCVN 5945:2005: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải;
- TCVN 6772:2000: Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho phép;
- TCVN 6980:2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước sông dùng cho nước cấp sinh hoạt;
- TCVN 6981:2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
- TCVN 6982:2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước;
- TCVN 6983:2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước;
- TCVN 6987:2001: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước;
Hy vọng với những tiêu chuẩn đánh giá nguồn nước trên đây sẽ giúp bạn tích lũy nhiều kiến thức về nguồn nước sạch được dùng trong sinh hoạt và sản xuất.
Nếu có bất nội dung góp ý hoặc thắc mắc nào bạn có thể để lại bình luận bên dưới, Công ty dịch vụ môi trường sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các QCVN về nước thải (có link tải văn bản)
5. Tài liệu tham khảo (Reference material)
Bài viết có sử dụng tài liệu và hình ảnh từ một số nguồn:
- http://vea.gov.vn/quy-chuan - Tổng cục môi trường;
- Tổng hợp từ Internet.