Cách giảm TSS, BOD, COD trong nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp, các chỉ tiêu như TSS, BOD và COD rất quan trọng nên cần được duy trì và xử lý đúng cách để hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả hơn. Tuy nhiên vấn đề mà nhiều hệ thống xử lý nước thải hay gặp phải là các chỉ số này thường cao hơn ngưỡng quy định. Vậy cách giảm TSS, BOD, COD trong nước thải là làm như thế nào? Cùng moitruonghopnhat.com tìm hiểu cách làm qua bài viết dưới đây.
1. Cách giảm TSS trong nước thải
Khi nguồn nước chứa nồng độ TSS quá lớn sẽ gây ra hiện tượng bồi lắng. Qua thời gian, chúng tích tụ nhiều dưới đáy và làm tắc nghẽn và thay đổi địa hình các khu vực nước.
Trong đó, tác động dễ thấy nhất là gây đục nước. Khi chứa quá nhiều TSS làm hạn chế và ngăn cản ánh sáng quang hợp của các loài thực vật thủy sinh và khi đó hàm lượng DO cũng giảm theo. Đồng thời, TSS quá lớn làm tăng nhiệt độ nước ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Vi sinh vật.
Đặc biệt, TSS còn là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước và tảo nở hoa. Dưới đây là một số cách giảm TSS trong nước thải:
- Xử lý TSS bằng cách lắng: xây dựng ao, hồ lắng tự nhiên để xử lý TSS cùng kim loại và nhiều chất dinh dưỡng trong nguồn thải. Điều này cần được duy trì thường xuyên với không gian diện tích đáng kể mới đảm bảo đem lại hiệu quả cao;
- Xử lý TSS bằng lắng thủy động lực học: sử dụng lực xoáy để khử TSS. Cách này, người ta thường dùng máy phân tách đặt tại khu vực nước đầu vào của hệ thống để tách chất rắn ra khỏi nước;
- Xử lý TSS bằng cách lọc: là phương pháp xử lý phổ biến nhất dưới tác dụng của quá trình lý – hóa - sinh để xử lý chất ô nhiễm;
- Xử lý TSS bằng vi sinh: ứng dụng chủng VSV xử lý nước thải có khả năng phân hủy chất hữu cơ và tạo bông bùn lớn nên TSS dễ lắng xuống đáy và nước sẽ được làm trong hơn.
2. Cách giảm COD trong nước thải
Đối với xử lý nước thải, chỉ tiêu COD (nhu cầu oxy hóa học) rất quan trọng để oxy hóa chất ô nhiễm. Tuy nhiên nồng độ COD quá cao rất dễ giảm nồng độ DO, dưới đây là một số gợi ý để giúp bạn làm giảm nồng độ COD trong nước thải:
- Sử dụng hóa chất keo tụ: dùng PAC hoặc phèn nhôm, phèn sắt để kết tủa TSS thành khối bùn lớn hơn. Nhờ vậy mà nồng độ COD cũng giảm theo. Để mang lại kết quả tốt hơn cần tăng cường quá trình trộn và lắng.
- Sử dụng Vi sinh vật (VSV): ứng dụng VSV hiếu khí và kỵ khí để phân hủy chất hữu cơ nên nồng độ COD cũng giảm theo.
- Sử dụng hóa chất oxy hóa: bằng cách dùng Clo, hydrogen peroxide và ozone có tính oxy hóa để giảm COD trong nước. Cách này thường thích hợp với nguồn nước ít chất hữu cơ, phenol, chất hoạt động bề mặt,…
- Sử dụng phản ứng Fenton: người ta thường dùng hydroxyl peroxit phản ứng với Fe (III) để phân hủy chất hữu cơ chuyển hóa thành CO2 và nước. Đồng thời nhờ giải pháp này mà hàm lượng COD cũng giảm theo.
- Lọc và hấp phụ: than hoạt tính được sử dụng để loại bỏ chất hữu cơ, ozone hoặc clo còn sót lại. Không chỉ làm giảm COD mà còn giúp khử mùi, màu và nhiều hóa chất độc hại khác.
3. Cách giảm BOD trong nước thải
BOD là nhu cầu oxy sinh học mà các VSV phân hủy thành chất hữu cơ. Vì thế mà việc thiết kế Hệ thống xử lý nước thải người ta thường quan tâm đến chỉ tiêu BOD và COD trong nguồn thải. Nồng độ BOD lớn thường gây hại cho nước, Cân bằng BOD trong nước thải sẽ đạt hiệu quả nếu bạn áp dụng phương pháp dưới đây:
- Xử lý BOD sơ cấp: quy trình xử lý nước thải sơ cấp loại bỏ đến 30% BOD bằng cách lắng. Chất rắn hữu cơ được loại bỏ chủ yếu là bùn và chúng có khả năng cung cấp nguồn năng lượng lớn;
- Xử lý BOD thứ cấp: BOD được loại bỏ nhờ VSV hiếu khí thông qua cơ chế sục khí và phân hủy chất hữu cơ;
- Xử lý BOD bằng quá trình kỵ khí: hàm lượng BOD giảm nhờ VSV kỵ khí. Điều này thể hiện khi xử lý nước thải nhà máy bia, thực phẩm, mía đường,…
4. Tổng kết Cách giảm TSS, BOD, COD trong nước thải
Để làm giảm chỉ số TSS, BOD, COD trong nước thải có thể áp dụng nhiều phương pháp. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm để giải quyết các trường hợp khác nhau vì mỗi loại nước thải có đặc tính khác nhau.
Để được tư vấn phương pháp giảm các chỉ số trong nước thải đạt chuẩn QCVN, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay công ty môi trường Hợp Nhất theo Hotline 0938.857.768 để được tư vấn nhanh chóng.
5. Tài liệu tham khảo (Reference material)
Bài viết của chúng tôi có sử dụng một số tài liệu, hình ảnh tham khảo từ nhiều nguồn:
- Tài liệu bộ phận vận hành xử lý nước thải - Môi trường Hợp Nhất;
- Tổng hợp.
Nội dung liên quan: Chỉ tiêu BOD, COD, TSS trong xử lý nước thải là gì?