Cách kết hợp một số phương pháp xlnt
Đã kiểm duyệt nội dung
Vì sự phát triển các ngành công nghiệp đã làm ô nhiễm nguồn nước, làm thay đổi chất lượng môi trường cũng như sức khỏe của con người. Vì thế cần kết hợp hoặc ứng dụng nhiều biện pháp xử lý khác nhau để tăng hiệu quả làm sạch nguồn nước.
Xử lý sơ bộ nguồn thải
Khi xử lý nước thải tập trung hay phi tập trung đều trải qua các giai đoạn xử lý tại bể tự hoại, lọc sinh học, xử lý sinh học hiếu khí – thiếu khí – yếm khí được thu gom và vận chuyển từ mạng lưới đường ống, trạm bơm đến nhà máy xử lý nước thải. Trong đó nguồn thải đầu vào hầu như vẫn chưa xử lý bớt chất ô nhiễm, tạp chất. Phương pháp xử lý sơ bộ thường được thiết kế và hoạt động ngay từ đầu hệ thống.
Giai đoạn này thường có chức năng lưu giữ nước tạm thời trong các bể xử lý nước thải tĩnh. Nhờ lưới chắn rác/lưới tinh mà loại bỏ hết cặn bẩn có kích thước lớn bằng cách lắng xuống đáy. Song song, dầu mỡ, dung môi có khối lượng nhẹ hơn sẽ nổi lên trên bề mặt. Cặn, dung môi được loại bỏ và chất lỏng còn lại được thải ra ngoài và chuyển sang xử lý thứ cấp.
Xử lý nito, photpho bằng công nghệ sinh học
Hiện nay để xử lý nito, photpho người ta thường sử dụng bể Anoxic trong các HTXLNT. Bể này còn được gọi là bể lên men kết hợp với công nghệ hiếu khí – kỵ khí để xử lý nguồn thải có nồng độ nito, photphat, nitrit, nitrat cao. Các quá trình diễn ra trong bể Anoxic thường là lên men các chất, cắt các mạch poly-photphas thành photphas, khử nitrat thành khí nito,… trong điều kiện thiếu khí.
Bể Anoxic nằm trong chuỗi công nghệ sinh học chỉ đứng sau công nghệ kỵ khí. Khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo bể anoxic phải được khuấy trộn thường xuyên, liên tục.
Lắng, keo tụ và tuyển nổi
Xử lý nước thải mực in, dệt nhuộm cùng nhiều ngành công nghiệp nặng thường không thể thiếu các giai đoạn xử lý keo tụ hoặc tuyển nổi. Đối với nguồn thải chứa nhiều tạp chất, hóa chất độc, đặc biệt kim loại nặng nếu không được xử lý làm ảnh hưởng lớn đến nguồn tiếp nhận và môi trường xung quanh. Việc nghiên cứu và ứng dụng phương thức tiếp cận không chỉ nâng cao chất lượng nước mà còn giúp chủ đầu tư giảm chi phí xử lý nước thải cũng như xây dựng hệ thống quản lý cấp nước cần thiết nhất.
Lưu lượng nước tại nhiều khu vực đang vượt quá ngưỡng cho phép khiến nhiều trạm xử lý nước thải rơi vào tình trạng quá tải. Và những khó khăn và hạn chế như trên cần tìm giải pháp giải quyết bằng công nghệ mới, trong đó có lắng, keo tụ và tuyển nổi.
- Đối với keo tụ có sự tham gia của hóa chất keo tụ và trợ keo giúp tăng sự liên kết giữa các hạt keo, chất ô nhiễm với nhau thành cặn bẩn có kích thước dễ lắng.
- Đối với tuyển nổi mới chỉ ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước cấp sau đó dần lan rộng sang nhiều lĩnh vực khác. Tuyển nổi hình thành bọt khí lớn kết dính cặn bẩn, chất cặn làm giảm thể tích bùn cho các công trình xử lý phía sau.
Ứng dụng màng sinh học sinh trưởng dính bám
Trong giai đoạn tăng trưởng, VSV sinh trưởng và xâm chiếm trên bề mặt chất dinh dưỡng, chất ô nhiễm. Tại một số khu vực ưu tiên, VSV có sự phát triển mạnh nhất, chúng dính bám vào chất nền bằng exopolyme. Khi đó màng sinh học có sự phát triển nhất định ảnh hưởng lớn đến diện tích bề mặt chất nền. Các lớp mới hình thành liên tục để thay thế các lớp cũ không còn khả năng xử lý.
Trong khoảng thời gian nhất định, oxy và chất dinh dưỡng khuếch tán qua màng. Do đó mà có sự phân tầng lớp màng hiếu khí có nguồn oxy khuếch tán và lớp kỵ khí trong cùng không tiếp nhận được oxy. Kích thước các lớp màng hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào từng loại bể phản ứng cũng như các loại dung môi khác nhau. Quá trình tăng trưởng dính bám có nhiều tên gọi khác nhau và chia thành các loại cụ thể dưới đây:
- Đối với bộ lọc nhỏ giọt: tăng trưởng gắn liền không chìm.
- Đối với bộ lọc sinh học: tăng trưởng gắn liền chìm.
- Đối với quá trình kết hợp sử dụng vật chất cố định hoặc di động.
Phương pháp clo hóa khử trùng nước thải
Cần tính toán chính xác lượng clo hóa trong việc hòa trộn chung với nước để đảm bảo hiệu quả khử trùng, tăng thời gian tiếp xúc giữa nước với hóa chất trước khi xả ra ngoài môi trường. Hệ thống clo hóa bằng clo gồm thiết bị clorato, máng trộn và bể tiếp xúc. Clorato thực hiện mục đích chuyển clo thàn dung dịch trước khi hòa trộn với nước thải được chia thành 2 nhóm: nhóm chân không và nhóm áp lực. Trong hệ thống xử lý nước thải cần lắp đặt thiết bị điều chỉnh, lưu giữ lượng hóa chất cần thiết.
Chi tiết xin truy cập website: moitruonghopnhat.com để biết thêm thông tin!