Cách kiểm soát khí thải nhà máy nhiệt điện
Đã kiểm duyệt nội dung
Hôm nay, Hợp Nhất đưa ra vài nhận định về cách tiếp cận mới để xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện có khả năng kiểm soát thủy ngân bằng cách bơm chất hấp thụ khử SO3. Theo đó, việc loại bỏ SO3 trước thiết bị làm nóng sơ bộ (APH) cho phép giảm nhiệt độ khí thải, tăng cường khả năng thu giữ thủy ngân và cải thiện hiệu quả năng lượng của nhà máy. Một lợi ích khác là thu được axit clohydric (HCl) và selen từ khí thải nhờ sử dụng phương pháp này.
Những thách thức trong việc loại bỏ SO3
Hầu hết các nhà máy nhiệt điện đều lắp đặt hệ thống kiểm soát khí thải gồm hệ thống khử xúc tác chọn lọc (SCR) để kiểm soát nito oxit (NOx) và hệ thống khử lưu huỳnh (FGH) để kiểm soát SO2. Tuy nhiên, hệ quả của việc bổ sung SCR lại làm gia tăng đáng kể lượng SO3 trong khí thải và khả năng tạo ra khí axit sunlfuric cao hơn. Và khi nồng độ SO3 tăng cao dễ ảnh hưởng đến hiệu suất của nhà máy, ăn mòn thiết bị, gây tắc nghẽn thiết bị và hạn chế về nhiệt độ vận hành của SCR.
Vì sao hệ thống SBS Injection ngày càng được sử dụng rộng rãi?
Trong một số trường hợp, các nhà máy nhiệt điện yêu cầu giảm thiểu lượng khí thải SO3. Và ngoài việc ứng dụng các công nghệ để xử lý khí thải cũ thì doanh nghiệp còn có một sự lựa chọn khác cũng chất lượng hơn, đó chính là hệ thống SBS Injection. Hệ thống này gồm một bể chứa dung dịch thuốc thử, máng phun ở giữa và bể chứa nước nhỏ.
Vì sao nên ứng dụng công nghệ SBR Injection?
- Có khả năng khử SO3 và thủy ngân ở nồng độ cao.
- Giảm thiểu những bất lợi của SO3 vì sử dụng dung dịch natri vào khí thải.
- Tăng hiệu suất xử lý và mức độ tin cậy của nhà máy.
- SBS Injection loại bỏ SO3 đến 98%.
- Tuổi thọ của hệ thống cao, có hệ thống đã được vận hành liên tục hơn 10 năm.
Những lưu ý quan trọng khi ứng dụng công nghệ SBR Injection
- Cần thiết kế và vận hành phương pháp xử lý khí thải này phù hợp để đảm bảo hiệu suất cao.
- Cần chú trọng đến hoạt động phun dung dịch hấp thụ ướt vào khí thải để tránh lắng đọng chất rắn trong ống dẫn.
- Cần lưu ý đến lưu lượng và nồng độ dung dịch natri vì dễ dẫn đến các phản ứng thứ cấp tạo natri bisunfat làm tắc nghẽn APH.
Làm thế nào để kiểm soát thủy ngân trong dòng khí?
Những yêu cầu của các nhà máy nhiệt điện trên thế giới đồng thuận việc loại bỏ thủy ngân trong khí thải. Mặc dù họ sử dụng công nghệ ACl để kiểm soát lượng thủy ngân nhưng hiệu quả của nó bị giảm đáng kể khi có sự hiện diện của SO3. Còn các nhà máy đốt nhiên liệu lại có hàm lượng lưu huỳnh từ trung bình đến cao và nồng độ SO3 trong khí thải có thể đạt từ 30 – 80 ppm.
Một cách tiếp cận khác được sử dụng rộng rãi để kiểm soát thủy ngân là quá trình oxy hóa xúc tác và thu giữ trong máy lọc ướt. Chất xúc tác SCR đặc biệt hiệu quả đối với quá trình oxy hóa thủy ngân, nhưng hiệu suất của nó lại khá nhạy cảm với nhiệt độ khí thải và nồng độ halogen.
Trước những thách thức trong việc kiểm soát phát thải thủy ngân và chi phí cao kèm theo, cần có cách tiếp cận mới hiệu quả hơn để giải quyết những vấn đề này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng SO3 tác động đáng kể đến việc thu giữ thủy ngân bằng than hoạt tính.
Các nhà máy nhiệt điện cũng đang tích cực ứng dụng hệ thống SBS Injection giảm thiểu tác động của SO3 một cách hiệu quả, do đó mà tối đa hóa việc thu giữ thủy ngân và giảm phát thải.
Khả năng giảm nồng độ HCl trong hệ thống ESP
Ngoài việc loại bỏ SO3 rất cao, SBS Injection còn có khả năng đồng loại bỏ axit clohydric với tro bay có thể mang lại nhiều lợi thế cho việc vận hành nhà máy. Một số nhà máy có thể kiểm soát mức clorua hòa tan trong máy lọc ướt do vật liệu xây dựng và nhiều lo ngại về quá trình ăn mòn.
Điều này có thể tránh được vốn và chi phí vận hành đáng kể liên quan đến xử lý nước thải trong hệ thống khử lưu huỳnh (FGD). Bên cạnh đó, việc thu giữ selen hiệu quả cũng được chứng minh bằng cách sử dụng quy trình SBS Injection. Hiệu suất lưu giữ selen đến 60 – 90%.
Công ty tư vấn và xử lý môi trường Hợp Nhất rất sẵn lòng hợp tác cùng các doanh nghiệp trong ngành để cùng chung tay bảo vệ môi trường!