Cách loại bỏ perchlorate, hạt vi nhựa trong nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Các quốc gia Châu Á có tốc độ suy thoái môi trường nghiêm trọng nhất. Nguyên nhân lớn nhất vì khu vực này có tốc độ gia tăng dân số quá cao, các ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Thế nhưng các quá trình xử lý nước thải lại không được quan tâm đúng mức, xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường khiến nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển bị ô nhiễm.
Các chất độc hại tồn đọng trong môi trường dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm đến hệ sinh thái và con người. Có thể kể đến các vấn đề ô nhiễm về kim loại nặng, hóa chất, vi khuẩn, chất hữu cơ, chất phóng xạ.
Vì thế đầu tư vào công nghệ sẽ giúp nhiều khu vực bảo vệ tài nguyên nước tối ưu, tăng cường an ninh nước toàn cầu. Đáp ứng các nhu cầu này, nhiều phát minh khoa học mới ra đời giúp cải thiện và xóa bỏ nhiều chất ô nhiễm độc hại trong nước.
Chất xúc tác loại bỏ perchlorate
Các phương pháp xử lý nước thải thông dụng chỉ dừng lại ở việc loại bỏ một số chất nhất định. Vì thế mà một số nguồn thải vẫn chưa được xử lý đúng cách, chưa đảm bảo các tiêu chuẩn xả thải. Mới đây, các nhà khoa học ở Hoa Kỳ tìm ra chất xúc tác mới để loại bỏ chất hóa học perchlorate trong nước làm giảm ô nhiễm nước và đất.
Chất xúc tác mới được tạo thành từ các thành phần gồm sodium molybdte, bipyridine và palladium hoặc khí hydro. Chúng hoạt động mà không cần điều chỉnh về nhiệt độ hay áp suất, dễ dàng phá vỡ cấu trúc perchlorate nhanh chóng và hiệu quả nhất. So với các chất xúc tác khác, chất xúc tác mới này hiệu quả xử lý đến 99,9% nồng độ perchlorate.
Nhắc đến perchlorate người ta thường biết đến nó là chất ôxy hóa mạnh ứng dụng trong nhiêu liệu tên lửa, pháo hoa, sản xuất hóa chất tẩy rửa, thuốc diệt cỏ. Sau khi phục vụ cho các quy trình sản xuất chúng sẽ thải ra ngoài môi trường, lẫn vào môi trường nước tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Với chất xúc tác mới sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn trong xử lý môi trường ô nhiễm một cách an toàn nhất.
Vi khuẩn loại bỏ vi nhựa trong nước
Nhiều nhà khoa học ở Hong Kông tìm ra loại vi khuẩn có khả năng tương tác và loại bỏ hạt vi nhựa nguy hiểm trong nguồn nước. Loại vi khuẩn này có vai trò liên kết, bám dính với nhau trên bề mặt tạo ra chất kết dính gọi là màng sinh học.
Nhờ đặc tính này mà chúng có thể bắt dính các vi nhựa trong nước với nhau. Nhờ giải pháp này mà các hạt vi nhựa liên kết thành hạt cặn lớn, người ta đem chúng đi tái chế dễ dàng hơn.
Hạt vi nhựa trong nước bị phân hủy từ các sản phẩm làm từ nhựa phục vụ cho cuộc sống con người vứt ra ngoài môi trường. Chúng có kích thước nhỏ nhưng tác động tiêu cực mà chúng mang lại cho môi trường rất lớn.
Với đặc tính không thể phân hủy trong nước nên chúng sẽ tồn tại lâu trong nước, lâu dần hấp thụ và tích tụ nhiều chất độc hại. Khi những hạt vi nhựa trong nước thải gặp môi trường biển, đại dương, sông suối sẽ gây nguy hiểm cho nhiều loài sinh vật trong nước.
Mới chỉ thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm nhưng sáng chế này được nhiều người đánh giá cao. Các loại vi khuẩn với kỹ thuật tạo màng sinh học sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng liên quan đến ô nhiễm nhựa. Trong tương lai đây sẽ là công nghệ XLNT mới được ứng dụng thực tế, là giải pháp tuyệt vời để loại bỏ hết hạt vi nhựa.
Cũng liên quan đến hạt vi nhựa, các nhà khoa học ở Úc cũng phát triển thêm giải pháp mới để làm sạch nước bằng cách dùng lò xo cacbon pha với nito từ tính có tác dụng phân hủy hạt vi nhựa. Các lò xo cacbon này đủ mạnh để phân hủy hạt vi nhựa thành hợp chất không gây hại.
Những ống xoắn giúp loại bỏ nhiều hạt vi nhựa trong vòng 8 giờ. Dạng ống xoắn làm tăng diện tích về mặt, tính ổn định trên bề mặt phản ứng. Các sản phẩm phụ từ quá trình oxy hóa nhựa trở thành nguồn năng lượng mới cho VSV.
Xem thêm bài viết về ô nhiễm vi nhựa trong nguồn nước!