Cách loại bỏ, xử lý TDS trong nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Các cách xử lý nước thải như đông tụ hay lắng khử TDS nhưng lại không thích hợp khi hàm lượng TDS có nồng độ quá cao, cần bổ sung xử lý bổ sung.
Nhiều ngành sản xuất chứa nhiều TDS trong dòng thải, khi muốn xả thải hay tái sử dụng an toàn nhưng mức TDS quá cao cũng là thách thức cần yêu cầu xử lý nghiêm ngặt hơn. Vì thế, người ta tích hợp thẩm thấu ngược trong giai đoạn xử lý bậc 3 vừa khử muối vừa loại bỏ nhiều chất nhiễm bẩn. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu tổng quan về một số ngành công nghiệp sử dụng phương pháp này để XLNT tiêu chuẩn và tái sử dụng hiệu quả hơn.
Đối với ngành dầu khí
- Tại các mỏ khai thác, các phương pháp tiêu chuẩn có thể xử lý độ mặn nhưng lại không thể loại bỏ TDS ở nồng độ cao.
- Người ta ứng dụng thẩm thấu ngược trong xử lý bậc 3 để vừa loại bỏ muối vừa loại bỏ hết chất rắn hòa tan.
- Điều này sẽ giúp tái sử dụng nước trong tưới tiêu cùng các mục đích khác nhưng không thể uống được.
- Cần lưu ý khi áp dụng xử lý bằng RO thì nồng độ TDS không vượt quá 47.500 mg/l.
Đối với các nhà máy điện
- Hệ thống tháp giải nhiệt hay hoạt động của lò hơi thường tốn kém chi phí vận hành.
- Nước cấp cho nhà máy nhiệt điện thường chứa nhiều muối, chất cứng cùng chất ô nhiễm vi lượng khác. Và thẩm thấu ngược sẽ loại bỏ hết chất này và giúp tháp giải nhiệt hoạt động ổn định hơn.
Đối với khách sạn/khu nghỉ dưỡng
- Chủ yếu chứa nhiều nước xám nên việc xử lý dễ hơn để tái sử dụng nhưng không được uống.
- Thẩm thấu ngược lắp đặt trong giai đoạn xử lý cấp 3 sẽ tăng hiệu quả tái sử dụng nước theo từng đặc tính và phù hợp với quy định cho phép.
Đối với ngành chế biến thực phẩm/đồ uống
- Nước cần thiết trong ngành này, nó thường dùng để làm sạch, rửa và ứng dụng trong các quá trình chế biến.
- Các thành phần khác nhau nên yêu cầu chất lượng nước cao. Và sử dụng RO sẽ giúp khử chất rắn hòa tan, chất bẩn tốt hơn tích hợp trong giai đoạn xử lý cấp 3.
Đối với ngành dệt nhuộm
- Nhuộm trong ngành may mặc cần nhiều nước tinh khiết vì chất bẩn gây ra các vấn đề không mong muốn như giảm chất lượng sản phẩm.
- Thành phần của nó chứa nhiều muối hòa tan và thuốc nhuộm khó xử lý bằng công nghệ xử lý nước thải khác. Và thẩm thấu ngược trong thời gian gần đây ưu tiên sử dụng để xử lý nước thải ngành dệt nhuộm.
Đối với ngành dược phẩm
- Ngày càng có nhiều nguy hiểm tiềm tàng khi nước thải dược phẩm xâm nhập vào nguồn nước uống. Điều này xảy ra do các cơ sở sản xuất dược phẩm không xử lý đạt yêu cầu loại bỏ hợp chất phức tạp.
- Nhiều công ty cảm thấy áp lực trong việc tự XLNT của mình. Vì vậy họ từng bước tích hợp thẩm thấu ngược trong hệ thống để tạo ra nguồn nước xả thải đạt chuẩn và an toàn hơn.
Đối với ngành sản xuất chất bán dẫn/kim loại
- Sản xuất chất bán dẫn và kim loại để lại trong nước thải nhiều chất ô nhiễm khó xử lý. Trong đó, chất nguy hiểm nhất là PFOS trong quá trình sản xuất.
- Nếu các giải pháp khác không thể loại bỏ hết thì thẩm thấu ngược được chứng minh khử hoàn toàn hóa chất này trong nước thải.
- Còn ngành sản xuất kim loại cần nước siêu tinh khiết vì thế việc dùng RO sẽ tạo ra nước chất lượng cao để tái sử dụng.
Trên đây là một số lưu ý khi dùng thẩm thấu ngược trong xử lý bậc 3 để XLNT cho một số ngành công nghiệp khác nhau. Điều này cho phép đô thị và các ngành tái sử dụng nước an toàn và hiệu quả hơn. Nếu bạn muốn thêm giai đoạn xử lý RO vào hệ thống xử lý nước phù hợp với tiêu chuẩn xả thải hoặc cần tư vấn thêm các công nghệ XLNT khác thì hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.