Cách lựa chọn máy thổi khí cho bể hiếu khí
Đã kiểm duyệt nội dung
Đối với hệ thống hiếu khí, VSV có chức năng loại bỏ hết chất ô nhiễm. Trong đó, người ta phải cung cấp khí, đặc biệt oxy để duy trì mật độ sinh khối ổn định và phát triển. Nếu lượng khí cấp quá thấp sẽ hạn chế quá trình sinh trưởng của VSV, ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý nước thải của toàn hệ thống. Vậy chúng ta phải cấp khí nhiều hơn phải không?
Cấp khí nhiều hơn đồng nghĩa với việc máy thổi khí hoạt động mạnh hơn nên nó sẽ tốn nhiều năng lượng, phá vỡ bông bùn hoạt tính trong nước, phá hủy môi trường sống của quần thể VSV hiếu khí. Đây cũng là nguyên nhân khiến nguồn nước bị đục, phức tạp và khó xử lý hơn. Do đó mà hàm lượng DO thường duy trì ở mức từ 1,5 – 4 mg/L.
Với kinh nghiệm của mình, Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ chia sẻ đến bạn đọc và Quý khách hàng vấn đề này!
Một số yêu cầu để lựa chọn máy thổi khí
Lượng oxy cần thiết = oxy ngoại bào chất hữu cơ + oxy vi khuẩn nitrat hóa+ oxy nội bào chất hữu cơ.
- Thực tế thì 1 kg BOD cần đến 1,5 – 1,8 kg oxy trong hệ thống cấp và phân phối khí.
- Cường độ thổi khí nhỏ nhất Imin phụ thuộc vào độ sâu của hệ thống phân phối khí. Imin được xác định theo TCXDVN 51:2006.
- Imin <100 m3/m2.h thì mới không phá vỡ cấu trúc bùn hoạt tính.
- Trong quá trình lắng sơ bộ và đông tụ thì lượng không khí phù hợp nhất là 0,5 m3 khí/m3 nước thải với thời gian làm thoáng 15 – 20 phút.
- Cường độ cấp khí trong bể tuyển nổi từ 40 – 50 m3/m2 mặt đáy bể trong 1 giờ.
- Cường độ cấp khí trong bể lắng cát từ 3 – 5 m3/m2 mặt đáy bể trong 1 giờ.
- Đối với việc làm giàu oxy sông hồ và oxy hóa chất hữu cơ trong nước đô thị bị ô nhiễm thì lượng cấp khí cần thiết là 0,1 – 0,6 m3/1 m3 nước nguồn.
Cách tính toán số lượng đĩa phân phối khí
Quá trình phân phối khí chủ yếu được thực hiện bằng các đĩa dưới đây:
- Đĩa phân phối khí bọt mịn: lưu lượng từ 0,02 – 0,2 m3/phút.
Chẳng hạn máy thổi khí lưu lượng 60 m3/phút thì làm thế nào tính ra được số lượng đĩa phân phối khí bọt mịn? Cần áp dụng theo công thức sau:
Số lượng đĩa cần dùng = lưu lượng máy thổi khí/lưu lượng đĩa thổi khí = 60/0,1=600 đĩa.
- Đĩa phân phối bọt mịn có kích thước bọt từ 1 – 6mm.
- Đối với đường ống đục lỗ, đĩa khí thô thì kích thước bọt từ 2 – 10mm.
Xác định lượng không khí cần thiết trong bể Aerotank
Lượng không khí cho 1 m3 nước thải cần xử lý được tính theo công thức:
D= 2*S0/K*H
Thời gian cần thiết thổi không khí vào Aerotank:
t = 2*S0/K*I
Lượng không khí cần thiết thổi vào bể Aerotank trong ngày:
V = D * Qtt
Lượng không khí cần thiết để chọn máy nén khí là:
q = V * 2
Số lượng đĩa thổi khí cần lắp đặt trong bể Aerotank:
N = q/q1
Các loại máy thổi khí thường dùng
- Máy thổi khí chìm: cấu tạo gồm bơm chìm và vòi sục khí thường sử dụng trong hệ thống có quy mô nhỏ như khách sạn, khu dân cư, tòa nhà. Ưu điểm của loại máy này thường gây ra ít tiếng ồn, tiết kiệm chi phí.
- Máy thổi khí con sò: có gắn động cơ và cánh quạt liền nhau, nhỏ gọn. Ưu điểm máy nhỏ gọn, lượng khí sinh ra lớn, tiết kiệm điện năng và ít tốn kém chi phí.
- Máy thổi khí trên bề mặt: gồm mô tơ, trục điều khiển cánh khuấy. Ưu điểm không cần đĩa phân phối khí, lấy oxy trong không khí và phân tán oxy vào nước và dễ bảo trì,…
Liên hệ ngay công ty xử lý nước thải Hợp Nhất để được hỗ trợ!