Cách nào để xử lý nước thải chế biến thực phẩm?
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước thải được tạo ra từ quá trình chế biến thực phẩm thường rất khó xử lý và quản lý vì chúng chứa lượng lớn chất dinh dưỡng (N, P), cacbon hữu cơ, chất rắn lơ lửng và đặc biệt hàm lượng BOD, COD khá cao. Và khi xử lý nước thải chế biến thực phẩm người ta thường xem xét đến các vấn đề về hiệu suất công nghệ, các công trình xử lý cũng như lưu lượng, nồng độ của nguồn thải.
Vì sao phải xử lý nước thải chế biến thực phẩm?
Xử lý nước thải ô nhiễm này thường rất phức tạp và tốn kém vì chất ô nhiễm thường xuyên biến động trong các trạm xử lý nước thải. Phạm vi của các chất thải thực phẩm và nông nghiệp không giống nhau, chẳng hạn ngành sản xuất thịt gia cầm, sữa, nông sản đóng hộp, đường hay bánh ngọt, đồ uống hoặc các nhà máy sản xuất bia.
Kết quả là chúng tạo ra lượng bùn khổng lồ chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, chất rắn lơ lửng rất cao. Công nghệ xử lý giúp các chủ dự án sàng lọc và xử lý hiệu quả hơn, cải thiện chi phí lợi nhuận bằng cách nâng cao hiệu quả xử lý cùng các cách thu hồi, tái sử dụng nước thải phục vụ cho các mục đích sử dụng nguồn thải khác.
Trong đó để xử lý hết tạp chất ô nhiễm thì người ta thường ưu tiên lựa chọn các phương pháp hóa học và vật lý vì cả 2 quá trình này có thể kết hợp đồng thời với oxy hóa và kỵ khí. Các công trình này đều bao gồm bể tuyển nổi, đông tụ, lắng, lọc, keo tụ - tạo bông, hấp phụ, màng, lắng sơ cấp, kỵ khí và thậm chí thu hồi cacbon dioxide, khí CH4 cho các lần sử dụng tiếp theo.
Xử lý kỵ khí cho nước thải chế biến thực phẩm
Kỵ khí là lĩnh vực được quan tâm không chỉ ứng dụng ngành xử lý nước thải chế biến thực phẩm mà còn sử dụng rộng rãi để xử lý nước thải ngành sản xuất vì chúng tạo ra nguồn khí CH4 dồi dào có thể sử dụng tạo nhiệt và năng lượng bù đắp cho chi phí vận hành.
Ngoài ra các nguồn năng lượng này còn giúp giảm hoạt động sinh học và khối lượng chất thải đầu ra. Kỵ khí thường xảy ra với tốc độ tương đối chậm và nhạy cảm với nhiệt độ cao. Do đó người ta ngày càng cải tiến chất lượng công nghệ kỵ khí với tốc độ nhanh hơn, tối ưu hơn để sản xuất nguồn khí CH4 dồi dào.
Các bể phân hủy kỵ khí có tốc độ phản ứng đang thu hút sự quan tâm vì khả năng tải cao và sản xuất bùn thấp hơn. Chúng bao gồm bể lọc kỵ khí, lò phản ứng chảy ngược dòng, tầng bùn, lò phản ứng theo từng mẻ tuần tự và lò phản ứng tuần hoàn bùn. Trong đó cần chú trọng đến diện tích bề mặt mở rộng cung cấp diện tích tiếp xúc tăng cường giữa các loài vi sinh hoạt động bề mặt. Sự hiện diện VSV kỵ khí vô cùng quan trọng vì chúng thực hiện nhiệm vụ phân hủy chất ô nhiễm giảm thiểu đáng kể ô nhiễm nguồn nước.
Ứng dụng bể DAF và Bioreactor để xử lý nước thải chế biến thực phẩm
Đặc trưng của nước thải chế biến có tải trọng, dòng chảy và nhiệt độ cao nên dẫn đến việc phân tách chất ô nhiễm thường kém hiệu quả. Do đó người ta thường ứng dụng bể tuyển nổi không khí hòa tan DAF để khử cặn lắng và chất rắn lơ lửng của loại nước thải này.
Nguyên lý của bể DAF dựa vào hoạt động trộn đều nguồn thải hình thành bong bóng siêu nhỏ. Các bong bóng này mang theo chất ô nhiễm không hòa tan và đưa chúng lên bề mặt. Sau đó chúng được loại bỏ bằng các thiết bị gạt chuyên dụng.
Đối với nước thải sản xuất chứa hàm lượng BOD cao cần các quy trình xử lý hiếu khí và kỵ khí nên người ta ưu tiên sử dụng công nghệ Bioreactor. Công nghệ xử lý nước thải này có sử dụng quy trình oxy hóa hòa tan thúc đẩy phát triển sinh khối mới với khả năng loại bỏ đến 85% BOD. Bioreactor có sử dụng công nghệ bùn hoạt tính tăng trưởng lơ lửng như SBR, CAS, MBR hoặc màng sinh học tăng trưởng dính bám giúp xử lý hết chất ô nhiễm trong nguồn nước.
Công ty môi trường Hợp Nhất tự hào có hơn 7 năm kinh nghiệm trong ngành xlnt, đặc biệt xử lý nước thải công nghiệp. Khách hàng của chúng tôi tin tưởng tuyệt đối chất lượng dịch vụ vì những ưu điểm vượt trội như tính tự động hóa cùng với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn tìm ra công nghệ thích hợp nhất. Liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 ngay khi bạn có nhu cầu thiết kế HTXLNT hay bảo trì – bảo dưỡng, vận hành htxlnt!
Xem thêm bài viết về cách xử lý nước thải chế biến thực phẩm công nghệ AAO!