Cách quản lý giấy phép môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Đăng ký giấy phép môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có phát sinh chất thải. Mỗi loại giấy phép sẽ đại diện cho từng loại chất thải. Ví dụ với nước thải thì phải đăng ký giấy phép xả thải, khí thải thì có giấy phép xả khí thải, chất thải công nghiệp thì có giấy phép đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH,…
Điều kiện để giấy phép môi trường xuất hiện
Trong vài chục năm trước, xả thải ra ngoài môi trường dường như là hoạt động bình thường đối với nhiều người. Nhưng với ngày nay, khi tình trạng trên diễn ra phổ biến hơn thì xã hội phải “lên án” những hành vi gây ô nhiễm môi trường như vậy.
Chất thải là một trong những tác nhân khiến môi trường bị hủy hoại. Trải qua quá trình đổi mới và phát triển không ngừng, nền kinh tế của đất nước được vực dậy và tăng trưởng mạnh mẽ. Thế nhưng, môi trường bị ô nhiễm lại là rào cản tác động lớn trên nhiều lĩnh vực.
Vì thế Nhà nước đã ban hành nhiều giấy phép môi trường quan trọng khác nhau. Doanh nghiệp căn cứ vào từng quy định, chính sách để xác định đối tượng, quy trình, cơ quan thẩm định, thời hạn, tần suất thực hiện hồ sơ thủ tục.
Một số loại giấy phép môi trường cần thiết và quan trọng cho doanh nghiệp phải kể đến như giấy phép xả thải vào nguồn nước, giấy phép đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH, giấy phép nhập khẩu phế liệu, giấy phép xả khí thải,…
Các hoạt động nào bị đình chỉ khi xả thải vào môi trường
Môi trường bị ô nhiễm vì hoạt động xả thải trái phép do chất thải rắn, nước thải, khí thải gây hại tài nguyên thiên nhiên. Vậy cấm những hoạt động nào?
- Hoạt động phá hoại và khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức.
- Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ nhiều loài động, thực vật hoang dã, quý hiếm nằm trong quy định của nhà nước.
- Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, CTNH không đúng với quy trình kỹ thuật BVMT.
- Thải nhiều chất độc hại vào nguồn tiếp nhận như đất, nước và không khí.
- Đưa vào nguồn nước nhiều chất độc hại, VSV gây hại chưa được kiểm định và tác nhân độc hại đối với con người.
- Đưa khí thải độc hại, bụi, mùi hôi vào môi trường không khí xung quanh.
- Các cơ sở phát tán nhiều chất phóng xạ, khí thải, chất ion vượt ngưỡng cho phép.
- Các công trình xây dựng, dự án gây ra tiếng ồn, độ rung lớn.
- Nhập khẩu nhiều chất thải, động thực vật chưa qua kiểm định.
Các loại giấy phép môi trường nào sẽ bị ảnh hưởng?
Giấy phép môi trường hiện hành liên quan đến các hoạt động quản lý và kiểm soát chất thải ô nhiễm. Vậy khi vi phạm các quy định xả thải thì doanh nghiệp sẽ bị tước quyền sử dụng các loại giấy phép nào?
- Giấy phép xử lý CTNH.
- Giấy phép xả khí thải công nghiệp.
- Giấy xác nhận đủ điều kiện BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
- Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm như chất độc hại.
- Giấy phép hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; giấy phép khai thác và nuôi trồng các loài nguy cấp, quý hiếm.
- Đình chỉ hoạt động từ 1 – 24 tháng kể từ thời điểm xử phạt vi phạm hành chính.
Hiện nay, giấy phép môi trường là công cụ quản lý các vấn đề hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất khác. Để hoàn thiện từng loại giấy phép đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ các bước thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định.
Xin giấy phép môi trường cho doanh nghiệp không khó nhưng khó ở việc tìm kiến đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm và chuyên môn. Với 8 năm kinh nghiệm hoạt động, liệu công ty môi trường Hợp Nhất có đáp ứng đủ yêu cầu của Doanh nghiệp? Để hiểu rõ hơn về chất lượng dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!