Cách sử dụng cỏ Vetiver để xử lý nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Ô nhiễm môi trường hiện trở thành vấn nạn và đề tài nóng bỏng trên tất cả các diễn đàn xã hội. Vì thế nhiều công nghệ xử lý nước thải ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đó có ứng dụng sử dụng biện pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học nhờ cỏ Vetiver.
Cỏ Vetiver là gì?
Cỏ vetiver (Vetiveria Zianionides L.) có bộ rễ phát triển, mọc nhanh và ăn sâu bám chặt trong đất. Nó có thể chịu hạn và chịu nước rất tốt, có thể sinh sản và sinh trưởng trong điều kiện ngập nước ở mức độ ô nhiễm cao.
Cỏ này có 12 loại khác nhau và có 2 loại phổ biến nhất gồm V. Zizanionides và Vetiveria nigritana. Cỏ Vetiver có hai kiểu gen khác nhau gồm:
- Kiểu gen Bắc Ấn Độ: mọc hoang và được gieo bằng hạt
- Kiểu gen Nam Ấn Độ: tạo màu cho đất thấp và bất thụ gieo trồng bằng thân
Theo đó, cỏ Vetiver đang trồng ở Việt Nam có nguồn gốc từ Philipin hoặc Thái Lan thuộc dòng Nam Ấn, không ra hoa kết hạt. Loài cỏ này được ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau như chống sạt lở, xây dựng, giảm thiên tai, bảo vệ cơ sở hạ tầng,… đặc biệt chúng có khả năng xử lý nước thải ô nhiễm, đóng góp to lớn vào quá trình bảo vệ môi trường.
Khả năng xử lý nước thải của cỏ Vetiver
Xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải nhiễm chất hữu cơ
Cỏ Vetiver được ứng dụng để xử lý nước thải lần đầu tiên ở nước Úc tại các nhà vệ sinh. Qua đó, 100 khóm cỏ Vetiver trên diện tích 50 m2 có khả năng phân hủy hết tạp chất hữu cơ từ khu vệ sinh công viên. Ngoài ra, thực nghiệm cũng cho thấy loài cỏ này có thể xử lý nước thải chế biến thực phẩm đến 1,4 triệu lít nước thải/ngày và 1,5 triệu lít nước thải/ngày tại các lò giết mổ sản xuất thịt bò.
Xử lý nước rỉ rác từ bãi rác
Ở Việt Nam, tình trạng nước rỉ rác từ các bãi rác thường chứa nhiều chất hữu cơ và kim loại nặng rất cao nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp xử lý nước thải kịp thời. Nhưng ở Úc và Trung Quốc, người ta đã tìm ra hướng giải quyết mới mang tên cỏ Vetiver, chúng được trồng xung quanh các bãi rác vì chúng có khả năng lấy được nước thải rỉ vào nguồn nước. Nhờ thế mà nguồn nước ô nhiễm giảm đáng kể.
Xử lý nước thải chăn nuôi
Như chúng ta đã biết, ngành chăn nuôi nói chung và ngành nuôi lợn nói riêng trong vài năm trở lại đây có sự phát triển vượt bậc. Thế nhưng đã phần tại các trang trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn hoặc có quy mô hộ gia đình lại gây ra nhiều vấn đề xấu đối với môi trường nhất là đe dọa đến sức khỏe cho những khu dân cư xung quanh.
Vì thế người ta thường ứng dụng cỏ Vetiver bằng việc trồng loại cỏ này tại các vùng đất ngập nước. Công dụng chính của cỏ Vetiver chủ yếu phân hủy chất hữu cơ và giúp cải thiện được chất lượng môi trường đáng kể.
Xử lý nước thải nhiễm kim loại nặng
Một công dụng chính của cỏ Vetiver đó chính là khả năng hấp thụ các kim loại nặng cùng các chất dinh dưỡng. Nhưng hàm lượng các chất này dù rất cao nhưng chúng vẫn có khả năng sinh sống rất tốt. Sự phân bố kim loại nặng khi cỏ Vetiver trong quá trình hấp thụ được chia thành 3 nhóm chính sau:
- As, Cd, Cr và Hg với hàm lượng nhỏ sẽ được hấp thụ lên thân lá (1 – 5%)
- Cu, Pb, Ni và Se với hàm lượng vừa phải được hấp thụ lên thân lá (16 – 33%)
- Zn sẽ được phân bố đều ở thân lá và rễ (40%)
Ưu điểm nổi trội của cỏ Vetiver
- Giúp tiết kiệm nguồn nước trong đất, chống hạn
- Tiết kiệm chi phí đầu tư, đơn giản, dễ làm
- Sản phẩm phụ của cỏ Vetiver được dùng cho nguyên liệu thủ công, làm thức ăn cho gia súc, lợp nhà, chất đốt, làm phân hữu cơ,…
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất
- Có thể ứng dụng nhiều nguồn nước thải khác nhau như xử lý nước thải thủy sản, nước thải cho nhà máy sản xuất
- Có Vetiver có thể hấp thụ lượng lớn hàm lượng Nito và photpho
- Cỏ Vetiver có thể chống chọi với nguồn nước có nồng độ thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cao
- Cỏ Vetiver có thể sử dụng một lượng lớn kim loại nặng
Ứng dụng cỏ Vetiver là công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học mới và có triển vọng lớn đáp ứng mọi yêu cầu cần thiết khác nhau. Đã được ứng dụng trên 100 quốc gia khác nhau, Việt Nam cũng không ngoại lệ, nhiều mô hình ứng dụng loại cỏ này trong các mô hình xử lý nước thải sản xuất đã và đang đem lại nhiều lợi ích to lớn vừa bảo vệ môi trường vừa tạo được nguồn kinh tế ổn định.