Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Cách xử lý chất thải ô nhiễm ngành thủy sản


1948 Lượt xem - Update nội dung: 20-03-2020 10:10

Đã kiểm duyệt nội dung

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL với nhiều mô hình nuôi tôm quảng canh, thâm canh, bán thâm canh, luân canh, nuôi cá tra, cá basa ngày càng tăng cao. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp người dân phát triển đa dạng nguồn thủy sản khác nhau và tạo ra mức thu nhập khá cao.

Bên cạnh những lợi ích kinh tế to lớn mà người dân nhận được thì mặt tiêu cực vẫn còn tồn tại, đặc biệt nhất vẫn là vấn đề ô nhiễm môi trường. Chính sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản là tác nhân làm biến đổi bộ mặt môi trường. Vì thế để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai, ngành này không những phải xử lý nước thải thủy sản mà còn cần tập trung giải quyết, xử lý chất thải ô nhiễm ngành thủy sản.

Cách xử lý chất thải ô nhiễm ngành thủy sản

Một số lưu ý khi xử lý chất thải thủy sản

Đối vối hệ thống xử lý nước thải

Việc đầu tư và hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải ao nuôi tôm, cá,... trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là việc làm hết sức cần thiết. Ao xử lý phải bằng 30% diện tích ao nuôi, bùn thải phải được chứa riêng biệt. Tránh tình trạng bơm bùn thải ra kênh, rạch, sông, ngòi làm ô nhiễm chất hữu cơ, phát tán nhiều chất dư thừa trong môi trường, hóa chất độc hại và thường gây bồi lắng trong các kênh rạch ao nuôi thủy sản.

Đối với chế phẩm sinh học

Vi sinh xử lý nước thải đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phân hủy và hấp thụ chất hữu cơ, khoáng chất, làm biến đổi chất vô cơ từ dạng này sang dạng khác. Một số loại vi sinh vật có lợi như vi khuẩn, nấm men, xạ khuẩn trở thành nơi phân giải và giảm thiểu lượng thức ăn thừa và các chất thải khác trong quá trình nuôi. Ngoài ra, sự xuất hiện của các chế phẩm sinh học ngày càng được sử dụng hiệu quả trong các ao nuôi tôm nước lợ ở nước ta.

Đối với phương pháp nuôi trồng

Ao nuôi thâm canh là môi trường lý tưởng để các loài thủy hải sản sinh trưởng nhưng nếu kết hợp cùng động vật thân mềm, rong biển hay một vài loại cá có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng dư thừa giúp tăng hiệu quả làm sạch nước ao nuôi. Chẳng hạn như lục bình và cỏ vetiver giúp giảm hàm lượng N, P, chất dinh dưỡng, chất hữu cơ.

Đối với bùn thải có thể tái sử dụng làm phân hữu cơ sinh học

Việc tái sử dụng bùn thải đáy ao nuôi cá tra thâm canh trong việc làm phân bón cho nông nghiệp như ruộng lúa vừa làm giảm ô nhiễm vừa tăng năng suất cũng như lợi nhuận từ quá trình sản xuất nông nghiệp.

Quy trình bảo vệ môi trường ngành thủy sản

Tăng cường giám sát và quan trắc môi trường

Một biện pháp giúp kiểm soát ô nhiễm môi trường khác vô cùng hiệu quả đó là giám sát và quan trắc môi trường vùng ao nuôi. Chủ ao nuôi có trách nhiệm giám sát và quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản, thu thập và đánh giá những số liệu, sự cố môi trường. Đồng thời phải đề xuất kịp thời các biện pháp xử lý nước thải thủy sản đạt yêu cầu.

Cách xử lý chất thải ô nhiễm ngành thủy sản

Xem thêm về phương pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản tại đây!

Tăng cường nâng cao ý thức người dân

Bảo vệ môi trường là phương hướng phát triển bền vững và lâu dài đối với nền kinh tế nói chung và ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng. Chính vì thế, người nuôi nên hạn chế lạm dụng nhiều hóa chất trong việc kích thích sự tăng trưởng của thủy sản, thường xuyên xử lý ao nuôi, đáy ao. Tăng cường nhận thức bảo vệ môi trường của chủ cơ sở ao nuôi bằng cách tuyên truyền, giáo dục nhằm ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trường hiệu quả.

Quy định xử lý chất thải ngành nuôi trồng thủy sản

Nước là nguồn tài nguyên quý giá và không thể thiếu trong nuôi trồng thủy sản. Với định hướng phát triển bền vững và dài lâu trong tương lai ngành cần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường đảm bảo điều kiện sống tốt nhất cho các loài thủy sản và tránh không gây ô nhiễm môi trường. Vì thế Luật Bảo vệ môi trường đã quy định về cách bảo vệ môi trường đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản như sau:

  • Sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản phải theo quy định của pháp luật về BVMT
  • Không sử dụng thuốc thủy sản đã hết hạn sử dụng và nằm ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản
  • Các loại hóa chất đã hết hạn sử dụng, hóa chất sau khi sử dụng, bùn hoặc thức ăn thừa phải được thu gom và xử lý theo quy định
  • Khu nuôi trồng thủy sản phù hợp với quy hoạch và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ và xử lý môi trường
  • Phục hồi môi trường sau khi ngừng nuôi trồng; bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường; không sử dụng hóa chất độc hại hay tích tụ nhiều độc hại
  • Không phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(13:30 25-04-2024)
Theo số liệu nghiên cứu của các nhà khoa học hiện nay, tình trạng mất đa dạng sinh học toàn cầu đang ở mức đáng ...
(11:50 25-04-2024)
khi gặp sự cố tủ điện nước thải, người vận hành cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và nhanh chóng có phương án sửa ...
(11:01 24-04-2024)
Trong quá trình vận hành, chủ đầu tư cũng nên lưu ý đến thời gian bảo trì hệ thống xử lý nước thải để đảm ...
(08:44 23-04-2024)
Ngành chế biến mủ cao su có thuộc nhóm ngành gây ô nhiễm môi trường và phải lập giấy phép môi trường không
(10:43 22-04-2024)
Nhà máy sản xuất xi măng có thuộc nhóm ngành phải thực hiện giấy phép môi trường hay không? Để giúp doanh nghiệp ...
(10:19 20-04-2024)
Hệ thống xử lý nước thải có lưu lượng > 30m3 ngày đêm, ngoài việc thực hiện các quy định về quản lý nước ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768