Cách xử lý khí thải ở 3 ngành công nghiệp
Xử lý khí thải công nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm rõ đặc trưng nguồn khí, nồng độ ô nhiễm để lựa chọn công nghệ xử lý tối ưu nhất. Mỗi công nghệ phải đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường, chi phí đầu tư thấp, dễ vận hành, bảo trì, cải tạo và ít xảy ra sự cố. Dưới đây là một số giải pháp, công nghệ áp dụng cho 3 loại khí thải công nghiệp khó xử lý nhất, cùng Hợp Nhất tìm hiểu ngay nhé.
Xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện
Gần 80% lượng điện trên thế giới được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch (dầu, than và khí đốt) trong các nhà máy nhiệt điện. Thông qua những quy trình khác nhau, nhiệt thu được từ nhiên liệu trở thành nguồn năng lượng cho các hệ thống này. Đối với các nhà máy điện hơi nước, bằng cách đun nước nóng trong nồi hơi thì nó sẽ chuyển thành hơi nước áp suất cao và quay tuabin.
Để xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện, việc hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch bởi chúng gây tác động tiêu cực đến môi trường như ô nhiễm không khí ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Đứng trước những nguy cơ và hậu quả nghiêm trọng này ngoài những công nghệ - kỹ thuật hiện đại thông thường thì cần giải pháp thân thiện khác.
Để phát triển bền vững cần có cách tiếp cận và hành động dài hạn để giải quyết các vấn đề môi trường. Về vấn đề này thì nguồn năng lượng tái tạo như gió, sinh khối, mặt trời, thủy điện, địa nhiệt cũng được phát triển. Đây là cách tương đối hiệu quả để tạo ra nguồn điện khổng lồ. Vì quản lý chất thải là vấn đề chính, năng lượng tạo ra từ chất thải là cách thích hợp nhất.
Xử lý khí thải bụi sơn
Các nhà máy sản xuất sơn thải ra nhiều chất ô nhiễm vào không khí như khí độc HAP, VOC. Quá trình xay và nghiền bột phát tán nhiều hạt bụi, chứa kim loại nặng (cadmium, coban, thủy ngân). Việc hít phải bụi sơn thường gây ra các bệnh mãn tính về đường hô hấp, ung thư phổi, chóng mặt, nhức đầu và buồng nôn. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm không khí làm giảm chất lượng cuộc sống.
Các phương pháp hiện có loại bỏ bụi sơn phải kể đến bộ lọc bụi kiểu ướt và kết hợp cùng phương pháp hấp phụ. Cấu tạo của thiết bị gồm thiết bị phân phối nước, màng nước, vách ngăn, bể lắng, quạt hút và ống xả thải.
Khí thải chứa bụi sơn sau khi ra khỏi buồng sơn nhờ quạt hút dẫn vào hệ thống hấp thụ sử dụng màng nước chảy tràn trên bề mặt vách máng. Hệ thống dẫn nước chảy tràn liên tục tạo thành màng chắn có tác dụng giữ lại bụi khí thải.
Sau đó, khí thải được hệ thống lọc xử lý khí thải sơn trực tiếp trên than hoạt tính và tạo ra nguồn khí thải sạch, đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn xả thải theo đúng quy định. Phần nước sử dụng sẽ tuần hoàn liên tục trong hệ thống thành màng lọc.
Xử lý khí thải lò đốt
Đốt chất thải trong bộ lọc vật lý, hóa học và sinh học quan trọng để tái chế chất thải. Nhưng khả năng của nó còn hạn chế, nhiều chất độc hại và chất gây ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Và thiết bị lọc bụi Cyclon được dùng phổ biến dưới tác dụng lực ly tâm để tách bụi ra khỏi dòng khí. Bụi cùng dòng khí đi vào thiết bị theo phương tiếp tuyến và chuyển động xoáy tròn. Với những hạt bụi có trọng lực lớn hơn phân tử khí chịu tác động của lực ly tâm va vào thành, mất quán tính và rơi xuống ngăn chứa bụi. Để tăng hiệu quả xử lý, người ta dùng giải pháp:
- Cyclon ướt: bố trí thêm vòi nước tạo ra màng nước mỏng từ trên xuống. Bụi tiếp xúc trực tiếp với nước khiến nó bắn trở lại nên hiệu quả tăng cao đáng kể.
- Cyclon tổ hợp: tăng hiệu suất xử lý, đảm bảo loại bỏ hết thành phần bụi trong dòng khí.
Việc sử dụng hệ thống Cyclon không còn quá xa lạ với các lò đốt chất thải. Vì thế mà hệ thống xử lý hiệu quả với nồng độ khí thải cao, chịu được nhiệt độ cao, chi phí vận hành thấp cùng khả năng làm việc liên tục với hạt bụi thô.
Nếu như bạn cần tư vấn thiết kế và lựa chọn phương pháp xử lý khí thải thì hãy liên hệ với moitruonghopnhat qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.