Cách xử lý nước bị nhiễm vôi
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước nhiễm vôi (nước nhiễm đá vôi) còn được gọi là nước cứng. Khi nước bị nhiễm vôi, hàm lượng cation Ca2+, Mg2+ trong nước vượt mức cho phép. Do đó, chúng ta cần xử lý, loại bỏ chúng ra khỏi nước để đảm bảo an toàn khi dùng trong sinh hoạt và sản xuất. Vậy dấu hiệu nước bị nhiễm vôi là gì, có những cách xử lý nước bị nhiễm vôi nào, mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé.
1. Dấu hiệu cho thấy nước bị nhiễm vôi
Cách chính xác nhất để nhận biết nguồn nước bị nhiễm đá vôi là sử dụng thiết bị đo điện tử để kiểm tra độ cứng của nước.
Chúng ta có thể dựa vào bảng sau để xác định độ cứng của nước:
Các mức độ cứng của nước |
|
Nước mềm |
0 – 60 mg/l |
Nước cứng vừa phải |
61 – 120 mg/l |
Nước cứng |
121 – 180 mg/l |
Nước rất cứng |
>180mg/l |
Tuy nhiên nếu không có thiết bị đo độ cứng của nước, chúng ta vẫn có thể nhận biết nước bị nhiễm vôi qua các dấu hiệu sau:
- Dưới đáy các vật dụng nhà bếp như nồi, niêu, xoong bị đóng cặn;
- Nước cứng gây giảm độ tạo bọt của xà phòng, khi giặt đồ sẽ tiêu tốn nhiều xà bông hơn bình thường;
- Quần áo, vải vóc sau khi giặt trở nên thô ráp, dễ bị phai màu, mục nát.
2. Vì sao cần xử lý nước bị nhiễm vôi?
Thông thường trong nước chứa một số thành phần thiết yếu cho con người như sắt, magie, canxi, photpho, v.v…. Nhưng khi Canxi và Magie trong nước vượt mức cho phép có thể gây ra nhiều tác hại như:
- Gây nguy hại cho sức khỏe con người: Nước bị nhiễm đá vôi sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, thường xuyên uống nước cứng sẽ gây ra các vấn đề về tóc, da, bệnh tiêu hóa, sỏi thận.
- Gây hư hỏng thiết bị, đồ dùng: Nước giếng khoan là nguồn nước có nguy cơ ô nhiễm cao nhất, nước bị nhiễm vôi làm giảm hiệu suất hoạt động của máy rửa bát, máy giặt, v.v… gây hư hỏng các thiết bị, đồ dùng trong gia đình
- Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp: Đối với với các ngành sản xuất công nghiệp, nước bị nhiễm đá vôi cần được xử lý nhanh chóng bởi chúng làm giảm hiệu suất hoạt động của nồi hơi, mài mòn, gây hư hỏng thiết bị, đường ống và làm tổn thất, tiêu tốn nhiều năng lượng hơn.
3. Cách xử lý nước bị nhiễm vôi
Để xử lý nước nhiễm đá vôi, hiện nay người ta sử dụng các biện pháp như sau:
3.1. Sử dụng nhiệt
Phương pháp này là đun sôi nước để các ion như Mg2+, Ca2+ kết tủa lại và sau đó là loại bỏ chúng. Tuy nhiên phương pháp này không thể xử lý triệt để hàm lượng đá vôi trong nước.
3.2. Sử dụng hóa chất
Tùy vào mức độ cứng của nước, chúng ta có thể sử dụng các loại hóa chất như Na2(CO3), Ba(OH)2, Na3PO4, NaOH, v.v….để hình thành các kết tủa ion trong nước và loại bỏ chúng. Để áp dụng phương pháp này, cần xác định đúng mức độ cứng của nước và tính toán chính xác lượng hóa chất cần dùng.
3.3. Sử dụng phương pháp trao đổi ion
Đây là phương pháp tách các ion Ca2+, Mg2+ ra khỏi nước và thay thế bằng ion khác. Cụ thể là sử dụng một loại vật liệu nhựa có chứa Na+ cùng với một loại ion khác cho vào cột lọc trao đổi ion và cho nước nhiễm vôi cần xử lý đi qua. Nhờ vậy, ion Ca2+ và Mg2+ được loại bỏ, đồng thời hòa tan Na+ vào nước. Ở phương pháp này, các phản ứng hóa học xảy ra, thực hiện cơ chế trao đổi ion pha lỏng và ion pha rắn.
Trên đây là một số thông tin về cách xử lý nước bị nhiễm vôi. Công ty Môi trường Hợp Nhất là đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm trong thiết kế, lắp đặt hệ thống xử lý nước cấp, hệ thống lọc nước RO trong sản xuất và sinh hoạt. Đặc biệt, chúng tôi chuyên xử lý nước nhiễm vôi, nước nhiễm mặn, nước nhiễm phèn với công suất lớn theo yêu cầu.
Để biết thêm thông tin về chi phí xử lý nước nhiễm vôi, các bạn có thể liên hệ Công ty Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938. 857. 768 để được tư vấn cụ thể hơn!
4. Tài liệu tham khảo
Tổng hợp
Bộ phận Truyền thông & Marketing