Một Số Cách Xử Lý Nước Có Độ pH Cao Hiệu Quả
Đã kiểm duyệt nội dung
Các nguồn nước xung quanh ta đều có độ pH nhất định, giá trị pH thể hiện tính kiềm và tính axit của nước. Nếu độ pH quá cao hay quá thấp đều gây nguy hại cho sức khỏe con người, ảnh hưởng đến môi trường và hoạt động sản xuất. Vậy đâu là cách xử lý nước có độ pH cao?
1. Đặc điểm của nước có độ pH cao
Một số đặc điểm nhận biết nguồn nước có độ pH cao:
- Nước có mùi xà bông, nước bị nhờn hơn so với bình thường.
- Nước có mùi baking soda.
- Sau khi đun nước sẽ thấy có cặn dưới đáy của thiết bị đun nước.
- Khi dùng nước dùng trong chế biến thức ăn sẽ làm giảm thành phần chất hữu cơ trong thực phẩm.
Sử dụng thiết bị đo pH là cách để nhận biết độ pH trong nước một cách chính xác. Bên cạnh đó cũng có thể dùng giấy quỳ tím, sử dụng chất chỉ thị màu, dung dịch đổi màu để kiểm tra.
Bảng tham khảo giá trị pH trong nước
Giá trị pH |
Đặc điểm |
0 – 7 |
Nước có tính axit |
7 |
Trung hòa |
7 - 14 |
Nước có tính kiềm |
14 |
Tính kiềm rất cao |
Trong các giá trị pH trên, giá trị pH từ 7 – 9.5 là phù hợp với sức khỏe con người.
Nước có độ pH quá cao hay quá thấp đều không tốt đối với sức khỏe con người. Đặc biệt, nếu sử dụng lâu ngày dễ gây ra bệnh sỏi thận. Bên cạnh đó, nồng độ pH cao có thể gây hư hại đường ống dẫn nước và các thiết bị chứa nước.
![thước chỉ số độ pH của nước](https://moitruonghopnhat.com/upload/default/images/tin-tuc/thuoc-chi-so-do-ph-230823.jpg)
2. Những cách xử lý nước có độ pH cao
Để điều chỉnh độ pH trong nước, người ta thường sử dụng các phương pháp dưới đây:
- Phương pháp tự nhiên: Giá trị pH trong nước mưa thường chỉ từ 5- 5 độ, vì vậy có thể sử dụng nước mưa để pha vào nước có độ pH cao sẽ giảm bớt nồng độ pH trong nước. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với việc xử lý nước với quy mô nhỏ.
- Phương pháp trung hòa (thường áp dụng đối với nước thải): Trộn lẫn hóa chất chứa axit cao với nước thải có độ kiềm cao để trung hòa. Trong quá trình thực hiện, có thể bổ sung thêm một số tác nhân hóa học để cân bằng nước và tránh tình trạng sốc.
- Phương pháp kết tủa: Dùng các hoạt chất như Na3C6H507 (hay còn gọi là muối trisodium) loại bỏ ion kim loại và photpho (thường dùng trong nước sinh hoạt).
- Phương pháp sử dụng hóa chất: Để giảm bớt độ pH trong nước, chúng ta có thể sử dụng axit photphoric, axit clohidric, carbon dioxide hoặc axit nitric. Trong đó, sử dụng hóa chất PH- là phương pháp phổ biến, hóa chất có vai trò làm giảm bớt độ pH trong nước, đưa giá trị pH về mức an toàn. Khi sử dụng hóa chất để trung hòa cần lưu ý sử dụng với liều lượng phù hợp
- Sử dụng hệ thống lọc nước RO: Bên cạnh các phương pháp trên, hiện nay việc lắp đặt hệ thống lọc nước RO được xem là giải pháp hữu hiệu trong xử lý các nguồn nước có giá trị pH không ổn định. Hệ thống lọc nước RO sử dụng màng lọc tiên tiến có khả năng loại bỏ ion và các chất ô nhiễm trong nước và điều chỉnh độ pH trong nước về giá trị phù hợp.
![Hệ thống lọc nước RO dùng trong sinh hoạt và sản xuất](https://moitruonghopnhat.com/upload/default/images/tin-tuc/he-thong-loc-nuoc-ro-230823.jpg)
3. Đơn vị chuyên xử lý nước cấp đạt chuẩn
Hiện nay giá trị pH trong các nguồn nước thường không ở mức chuẩn an toàn với sức khỏe con người và hoạt động sản xuất. Chính vì vậy, cần có bước xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng.
Công ty Môi trường Hợp Nhất là đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành môi trường, đặc biệt là xử lý nước cấp với quy mô công nghiệp, cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Tùy vào đặc tính nguồn nước cấp vào (nước mặt hay nước ngầm), yêu cầu, mục đích nước cấp sau khi xử lý, công suất xử lý Hợp Nhất sẽ lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp nhất nhằm đảm bảo cho chủ đầu tư có nguồn nước sạch, an toàn để phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
Mọi thông tin về lắp đặt hệ thống xử lý nước cấp RO công nghiệp, vui lòng liên hệ Công ty Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể!
4. Tài liệu tham khảo
Tổng hợp
Bộ phận Marketing và Truyền thông
Bài viết liên quan: