Một Số Cách Xử Lý Nước Có Độ pH Thấp Hiệu Quả
Đã kiểm duyệt nội dung
Độ pH là 1 chỉ số dùng để xác định tính chất hóa học của nước, có thang đo từ 0 – 14. Nước có độ pH thấp là (dưới 6.5) sẽ có tính axit và gây ra các tác động xấu đến sức khỏe con người và ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất. Hãy cùng Môi trường Hợp Nhất nhận biết các dấu hiệu và cách xử lý nước có độ pH thấp qua bài viết dưới đây nhé!
1. Dấu hiệu nhận biết nước có độ pH thấp
Với tình trạng ô nhiễm như hiện nay, chúng ta cần kiểm tra nguồn nước trước khi đưa vào sử dụng. Nếu như nước có độ pH có các dấu hiệu như có mùi xà bông, cso cặn dưới đáy thiết bị đun, v.v… Nước có độ pH thấp thường có các dấu hiệu như sau:
- Nước có vị chua rất khó uống, nếu thường xuyên dùng nước thì dễ mắc các bệnh về men răng, tiêu hóa.
- Gây các bệnh về da như viêm da, nổi mẩn ngứa, đặc biệt đối với những người có da nhạy cảm.
- Ăn mòn thiết bị nhanh: Các thiết bị chứa nước xuất hiện màu xanh rêu, trong nước có tính axit nên cũng nhanh chóng ăn mòn các thiết bị chứa nước bằng kim loại.
- Cây khó hấp thụ chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến đất đai, cây cối khó sinh trưởng và phát triển.
- Ngoài ra, chúng ta còn có thể sử dụng thiết bị đo độ pH, đây là cách nhận biết nhanh chóng, chính xác nguồn nước đang sử dụng có pH thấp hay không.
- Không chỉ ảnh hưởng trong sinh hoạt, nếu nguồn nước cấp vào có độ pH quá thấp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất công nghiệp do tính ăn mòn thiết bị, gây hư hỏng đường ống, máy móc, lò hơi.
2. Cách xử lý nước có độ pH thấp
Để xử lý nước có độ pH thấp, hiện nay có những cách xử lý như sau:
- Phương pháp trung hòa: Là cách trộn lẫn nước có tính axit với nước có tính kiềm, đồng thời bổ sung thêm các tác nhân hóa học để cân bằng độ pH trong nước.
- Sử dụng hạt nâng độ pH trong nước: Sử dụng hóa chất sinh học như soda ash để tăng độ pH trong nước. Thông thường, vật liệu nâng độ pH thường áp dụng với nguồn nước đo độ pH>4. Hạt nâng pH flomag được cấu tạo từ thành phần chính là CaCO3, khi cho vào nước chúng sẽ trung hòa các Carbon Dioxide tự do và cân bằng độ pH trong nước về mức phù hợp. Cần lưu ý thực hiện theo sự hướng dẫn của của chuyên gia để đảm bảo hiệu suất xử lý.
- Phương pháp kết tủa: Hoạt động trên nguyên tắc kết hợp các chất hóa học để tạo ra các kết tủa và loại bỏ chúng ra khỏi nước. Người ta thường sử dụng chất kết tủa thích hợp (thường là hydroxit canxi) hoặc hydroxit natri để cho vào nước. Sau đó các chất kết tủa sẽ tương tác với các hợp chất trong nước và tạo ra các kết tủa lớn hơn. Các kết tủa kết tụ lại, lắng đọng xuống đáy bể, tạp thành 1 lớp cặn lớn và được loại bỏ.
- Lắp đặt hệ thống lọc nước RO: Nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc nước RO là đẩy nước qua màng lọc có kích thước siêu nhỏ để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn, chất ô nhiễm giúp cải thiện chất lượng nước nước và cân bằng độ pH. Trong quá trình nước, màng lọc RO có thể loại bỏ các ion axit ra khỏi nước nên giúp làm tăng độ pH trong nước, giúp nâng độ pH trong nước.
Ngoài các phương pháp trên, chúng ta cũng nên thường xuyên kiểm tra độ pH trong nước và điều chỉnh ngay khi nhận thấy nước có độ pH cao hoặc thấp, việc này giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tăng tuổi thọ cho hệ thống cấp, chứa nước.
Tóm lại, trong bối cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay, chúng ta hãy chủ động “phòng bệnh hơn chữa bệnh” thông qua việc kiểm tra chất lượng nguồn nước và nhanh chóng có các giải pháp can thiệp nhanh chóng.
Trên đây là những chia sẻ của Môi trường Hợp Nhất về dấu hiệu nhận biết và cách xử lý nước có độ pH thấp. Hy vọng bài viết là nguồn tham khảo bổ ích cho quý bạn đọc. Đặc biệt, Hợp Nhất vô cùng hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp từ Quý bạn đọc để nội dung bài viết được hoàn thiện tốt hơn.
3. Tài liệu tham khảo
Tổng hợp
Bộ phận Truyền thông và Marketing
Bài viết liên quan: Xử lý nước có độ pH thấp