Cách xử lý ô nhiễm không khí ở một số quốc gia
Đã kiểm duyệt nội dung
Ô nhiễm không khí là “căn bệnh” có số người tử vong cao gấp 3 lần số người chết của bệnh HIV/AIDS, bệnh lao và bệnh sốt rét cộng lại. Mặc dù mức độ nguy hiểm rất lớn nhưng nhiều quốc gia vẫn “thờ ơ” trước vấn nạn môi trường này. Vậy các quốc gia có những cách xử lý khí thải nào?
Liên Hợp Quốc nỗ lực kêu gọi các quốc gia giải quyết ô nhiễm không khí
Đứng trước những thách thức liên quan đến ô nhiễm, Liên Hợp quốc kêu gọi các thành viên khẩn trương xử lý khí thải công nghiệp, sinh hoạt và các phương tiện giao thông nhằm làm sạch môi trường. Đại diện tổ chức Liên Hợp Quốc cho biết ô nhiễm không khí đe dọa nghiêm trọng nhân quyền trên thế giới. Không khí bị ô nhiễm làm tăng nguy cơ người mắc các bệnh về đột quỵ, tim mạch, ung thư hay bệnh hô hấp, và thậm chí bệnh hen suyễn.
Với những hậu quả này thì ô nhiễm không khí là thủ phạm gây tử vong nhiều nhất trên thế giới. Và người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Các chuyên gia nhấn mạnh những quốc gia này phải có nghĩa vụ ngăn chặn và kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí. Nếu cần thiết các quốc gia có thể hợp tác xuyên biên giới để tăng cường biện pháp phòng ngừa và kiểm soát phát thải trong lĩnh vực giao thông, nông nghiệp và công nghiệp.
Với những kinh nghiệm và tầm nhìn xa, các chuyên gia khuyến khích tăng cường xử lý khí độc hại, xây dựng kế hoạch quản lý và tái chế rác thải. Ngoài ra cần tăng cường ứng dụng các nguồn năng lượng tái chế, nguồn năng lượng sạch nhằm giải quyết chất lượng không khí và sức khỏe cộng đồng.
Hơn nửa các quốc gia chưa có dữ liệu chất lượng không khí
Vừa qua Tổ chức phi chính phủ OpenAQ công bố dữ liệu chất lượng không khí trong 212 quốc gia nhưng có đến 109 (51%) không có dữ liệu chất lượng không khí. Trong đó Việt Nam thuộc 13 quốc gia đông dân nhất cũng đã có dữ liệu được chính phủ công khai trên cấp độ quốc gia.
Bên cạnh đó 13 quốc gia với tổng số dân 1 tỷ người vẫn chưa có chương trình giám sát chất lượng không khí dài hạn. Các quốc gia này gồm Pakista, Nigeria, Ethiopia, Cộng hòa Congo, Tanzania, Kenya, Uganda, Algeria, Sudan, Iraq, Afghanistan, Uzbekistan, Angola.
Mức độ ô nhiễm hạt bụi mịn PM2.5 ở Nam Phi rất cao, còn ở TP Lahore (Pakista) luôn có mức độ ô nhiễm suốt cả năm khiến người dân trung bình giảm đến 5 năm tuổi thọ. Chính phủ nước này không có dữ liệu chất lượng không khí theo thời gian thực khiến người dân dùng cảm biến cá nhân để theo dõi mức độ ô nhiễm. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO mức độ ô nhiễm ngoài trời khiến 4,2 triệu người chết/năm. Và có đến 90% số ca tử vong tập trung ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Chính vì thế để hạn chế ô nhiễm không khí và xử lý khí thải cần theo dõi thường xuyên, đo lường, phân tích và đánh giá thực trạng ô nhiễm, là bước cần thiết để giám sát ô nhiễm không khí. Theo đó đã có 13 quốc gia đã có dữ liệu chất lượng không khí được chính phủ chia sẻ gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Nga, Nhật Bản, Philippin, Ai Cập, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Thái Lan và Nam Phi.
Sóng nhiệt ngày càng dài mang khói bụi đến nước Anh
Đây không chỉ là vấn đề xuất phát từ Los Angeles và Mexico, ô nhiễm khói bụi lan tỏa đến nước Anh và toàn thế giới. Khu vực nước Anh bị ô nhiễm ozone với hàm lượng khá lớn nên con người dễ mắc phải các bệnh về mắt và đường hô hấp. Trong đó thành phần ô nhiễm chính là ozone và chúng chỉ xuất hiện vào mùa hè. Mặc dù ozone bảo vệ bầu khí quyển khỏi các tia cực tím nhưng chúng lại tạo ra các phản ứng hóa học.
Theo nhóm chuyên gia của nước Anh cho biết nguồn ô nhiễm chất hữu cơ bị chi phối bởi ngành công nghiệp hóa dầu, khí thải xe hơi và quá trình bốc hơi nhiên liệu. Ngoài ra chúng có thể phát sinh từ dung môi, sản phẩm chăm sóc cá nhân và sơn. Được biết ozone hình thành dưới mặt đất bằng phản ứng giữa ánh sáng mặt trời và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và nito oxit. Nếu tiếp xúc với ozone quá lâu thì chúng sẽ gây hại đến phổi, nó làm hỏng cao su và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.
Để nhận được tư vấn về các giải pháp xử lý môi trường, Quý khách hàng bạn đọc có thể liên hệ tới công ty Hợp Nhất để được hỗ trợ!