Cách xử lý rác thải bằng giải pháp Zero Wastr
Đã kiểm duyệt nội dung
Sau khi trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các quốc gia trên thế giới hiện nay đã và đang “trải nghiệm” 1 cuộc biến động mới mang tên ô nhiễm môi trường. Nhiều quốc gia tăng cường xử lý khí thải, xử lý nước thải thì rác thải lại gia tăng không ngừng ảnh hưởng không ít đến các cuộc cách mạng bảo vệ môi trường.
Người ta phát minh ra giải pháp Zero Wasst mà ở đó con người có thể động giảm tải việc xả rác ra ngoài môi trường. Mục đích của giải pháp khuyến khích việc sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên, tái sử dụng và phục hồi các sản phẩm về bao bì, chất liệu làm bằng nhựa.
Giải pháp được đánh giá có tiềm năng phát triển bền vững trong tương lai. Căn cứ vào đó, con người có thể tái thiết cách sử dụng nhiên liệu và tài nguyên một cách hợp lý. Biện pháp này phần nào giảm được lượng rác thải hoặc tiến tới tái chế 100% rác thải trong tương lai. Không chỉ các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam và cụ thể ở Hội An (Quảng Nam) cũng ứng dụng giải pháp này theo hướng thân thiện với môi trường.
Nơi khởi nguồn của giải pháp Zero Waste
Philippines là quốc gia đầu tiên ứng dụng và khởi nguồn phong trào không rác thải tại châu Á. Tiêu biểu là thành phố San Fernando được GAIA (Liên minh toàn cầu về lựa chọn thay thế lò đốt) xây dựng nơi đây thành khu vực không rác thải tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Dự án này bắt đầu triển khai từ năm 2015 với lệnh cấm sử dụng túi ni lông. Vì thế mà mỗi ngày, thành phố này thu hút gần 1 triệu người từ các cùng lân cận di chuyển đến làm việc, học tập.
Nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường và hướng đến mục tiêu giảm 80% rác thải, thành phố này thường xuyên tuyên truyền, giáo dục người dân tự phân loại rác ở nhà. Các khu xử lý chất thải rắn được xây dựng khắp thành phố. Nhân viên phân loại tiến hành phân loại rác, đối với rác hữu cơ chuyển đến làm phân compost; rác tái chế được thu gom và bán lại cho cơ sở tái chế hoặc vận chuyển đến bãi chôn lấp tập trung.
Trong quá trình thực hiện chương trình này, người dân phải trả phí đối với dịch vụ thu gom và xử lý chất thải rắn. Chỉ sau 3 năm triển khai, thành phố San Fernando giảm hơn 78% chất thải rắn; so với trước đây thì họ tiết kiệm ½ kinh phí xử lý rác. Bên cạnh đó, chính quyền thành phố khá nghiêm ngặt khi ban hành hệ thống xử phạt đối với các hành vi không tuân thủ theo quy định.
Cụ thể đối với gia đình có mặt sân trước nhà bẩn sẽ bị phạt từ 300 – 1.000 Peso, không phân loại rác tại nguồn bị phạt 500 – 1.000 Peso, thu gom rác chưa phân loại phạt từ 1.000 – 3.000 Peso.
Hội An muốn trở thành “Thành phố không rác thải”
Từ lâu Hội An trở thành trung tâm du lịch, danh lam thắng cảnh thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm. Địa phương này cũng đang trăn trở về vấn đề xử lý rác thải khi mà mỗi ngày có khoảng 100 tấn rác thải ra môi trường. Lượng rác thải ở đây tăng lên không ngừng, hầu hết rác thải đều phát sinh từ hoạt động du lịch.
Sau khi xây dựng thành công chương trình “Nói không với túi ni lông” khi người dân thay thế hoàn toàn ni lông bằng lá chuối, lá bàng hay cây cỏ thì TP Hội An đang tiến tới xây dựng chiến dịch xử lý môi trường mới “Nói không với chai nhựa và chất thải làm từ nhựa”. Qua đó nhận thấy, chính quyền địa phương muốn xây dựng một thành phố sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Tiên phong trong chiến dịch mới này, tại các cuộc họp của UBND thành phố, Phòng TNMT, Thành đoàn ,… họ không sử dụng chai nhựa mà dùng bình đựng nước thủy tinh. Qua đó, cơ quan hành chính là những đơn vị tiên phong trong cuộc chiến này nhằm giảm thiểu việc vứt bỏ chai lọ làm bằng nhựa ra ngoài môi trường.
Ngoài ra, họ còn khuyến khích các khu vực chợ không sử dụng túi ni lông. Tuyên truyền người dân sử dụng túi thân thiện với môi trường như sử dụng giỏ nhựa, hộp đựng thức ăn hoặc đổi túi ni lông lấy túi sinh thái.
Song song với đó là hàng loạt nhà hàng, khách sạn ở Hội An đã thay thế hoàn toàn ống hút nhựa bằng ống hút thân thiện với môi trường. Điển hình là Nhà hàng Phố Trăng, họ không sử dụng túi ni lông, không dùng ống hút nhựa và thậm chí còn tận dụng thức ăn thừa làm phân compost.
Như vậy, sự nỗ lực của TP Hội An được xem như tấm gương để các khu vực khác học hỏi. Với những nỗ lực và quyết tâm của chính quyền địa phương và tinh thần tự giác phía người dân, thành phố đã giảm thiểu chất thải nhựa, hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai.
Cùng xem thêm bài viết về chất thải nguy hại và cách phân loại!