Cải thiện nguồn nước các lưu vực sông
Đã kiểm duyệt nội dung
Các lưu vực sông tồn tại nhiều hệ sinh thái có khả năng chống chịu và phục hồi từ các tác động do tự nhiên và con người gây ra. Nhưng với tốc độ dân số tăng chóng mặt, hoặc tiến trình công nghiệp hóa lại gây thiệt hại lớn.
Những hậu quả dễ thấy nhất như giảm dòng chảy, xói mòn, ô nhiễm, làm giảm trữ lượng các loài cá. Đối mặt với việc nhiều dòng sông đang bị suy thoái nghiêm trọng, những kế hoạch quản lý và kiểm soát môi trường nào sẽ được thực hiện một cách tốt nhất?
Hãy cùng Hợp Nhất - Công ty chuyên các dịch vụ xử lý môi trường tìm hiểu một số điểm mới, những chiến lược mới liên quan đến việc bảo vệ và xử lý nguồn nước tại các lưu vực sông.
Bảo vệ lưu vực sông theo Luật BVMT 2020
Trong thời gian qua lưu vực các con sông lớn ở nước ta chịu sức ép lớn từ chất thải. Hình ảnh sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, Tô Lịch, Đồng Nai, Sài Gòn vẫn “nằm dài” chuỗi ngày bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trong hơn 10 năm qua, mặc dù có nhiều nỗ lực trong việc cải tạo, khắc phục để xử lý dứt diểm nhưng kết quả đạt được chỉ dừng lại ở mức độ “tạm ổn”.
Trong thời qua nhờ các địa phương triển khai nhiều hoạt động đã giảm mức độ ô nhiễm, đánh dấu sự nỗ lực trong việc BVMT tại các lưu vực sông. Nhờ kế hoạch quản lý môi trường đúng đắn, chính xác mà bước đầu đã kiểm soát tốt các vấn đề môi trường.
Với một số kết quả tích cực giúp kiểm soát và hạn chế tối đa vấn đề ô nhiễm phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng trước nhu cầu ngày càng cao của con người, một số lưu vực sông vẫn bị ô nhiễm do tình trạng nước thải sinh hoạt, công nghiệp, làng nghề chưa qua xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường.
Mới đây, Luật BVMT năm 2020 cũng quy định một số điều liên quan đến kế hoạch quản lý chất lượng môi trường với các nội dung quan trọng như:
- Đánh giá, dự báo những thay đổi về chất lượng nước mặt.
- Đề ra các chỉ tiêu, kế hoạch hành động cụ thể.
- Trên các lưu vực sông phải xác định vùng bảo hộ nơi lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước.
- Phải xác định khu vực thủy sinh.
- Xác định khu vực bị ô nhiễm, từng nguồn phát sinh chất thải ô nhiễm có nguy cơ gây ô nhiễm cao.
- Phải phân loại và xác định tổng khối lượng chất ô nhiễm trong từng khu vực nước mặt.
- Xác định nguy cơ ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới.
- Đối với nguồn tiếp nhận phải đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải.
- Phải xác định và giảm xả thải vào khu vực nước mặt khi không còn khả năng chịu tải.
- Phải có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện chất lượng nguồn nước mặt.
Đồng thời, Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 còn xác định vai trò của Bộ TNMT trong việc xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước tại các sông liên tỉnh.
Quản lý nước xuyên biên giới là gì?
Tạo ra lợi ích hợp tác
- Giúp quản lý hệ sinh thái một cách tốt nhất.
- Giúp quản lý và phát triển các dòng sông một cách hiệu quả, trên tinh thần đem lại lợi ích to lớn việc khai thác từ dòng sông như tăng lợi ích sản xuất lương thực và năng lượng bền vững.
- Giúp làm giảm căng thẳng giữa các quốc gia ven sông, nhờ vậy sẽ giảm chi phí tổn thất gây ra từ dòng sông.
- Giúp tăng tính cạnh tranh, tăng cơ hội hội nhập kinh tế dẫn đến tăng lợi ích kinh tế từ khu vực biên giới gần dòng sông.
Các cơ hội và thách thức
- Cơ hội: giảm lũ lụt, hạn hán, bảo tồn đa dạng sinh học, vùng đất ngập nước. Tăng sản xuất thủy điện, nông nghiệp, cải thiện an ninh lương thực, du lịch. Hợp tác để tăng sự ổn định chính trị, phát triển công nghiệp, thương mại.
- Thách thức: chất lượng vùng nước đầu nguồn, thượng nguồn bị suy thoái. Làm tăng nhu cầu về tài nguyên nước, gây khó khăn trong công tác quản lý và phát triển tài nguyên nước không tối ưu. Gây ra các căng thẳng về quan hệ chính trị.
Như vậy, cần cơ chế chính sách trong công tác BVMT lưu vực sông bằng các nội dung bảo vệ môi trường nước sông, kiểm soát ô nhiễm, đánh giá sức chịu tải và trách nhiệm của các cơ quan đến môi trường.
Trong khi đó cần cơ chế kiểm soát một số hoạt động gây ô nhiễm như khai thác cát, sỏi trái phép, xóa bỏ lò gạch ngói thủ công, lò nung, thu gom và xử lý chất thải rắn. Các địa phương cần tăng cường xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp đúng cách bằng cách áp dụng công nghệ, phương pháp xử lý hiện đại, tiên tiến hơn.