Cân nhắc gì khi thiết kế hệ thống XLNT?
Đã kiểm duyệt nội dung
Mỗi hệ thống để xử lý nước thải sẽ dựa trên những yêu cầu về chất lượng công trình và tính khả thi về kinh tế, môi trường cùng nhiều chi phí liên quan. Hiệu suất của hệ thống sẽ phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác nhau từ công suất, địa điểm triển khai dự án cho đến đặc tính, công nghệ xử lý thích hợp nhất.
Thành phần và tiêu chí cần xử lý của nước thải
Tổng hợp các thành phần trong nước thải
- Chất hữu cơ
- Chất vô cơ
- Nồng độ BOD, COD lớn
- Chất dinh dưỡng (N, P)
- Hợp chất gây mùi
Xử lý nước thải mang tính khả thi về về tài chính vẫn là thách thức đối với nhiều cơ sở XLNT phù hợp với các tiêu chuẩn xử lý. Cần có phương pháp mang tính khả thi về kinh tế - xã hội, khả năng chấp nhận, áp dụng kỹ thuật mang tính bền vững hơn. Việc chuyển đổi mô hình từ xử lý nước thải sang nhiều hệ thống thay thế khác có khả năng phục hồi môi trường, tài nguyên.
Việc chuyển đổi hình thức xử lý thường đối mặt với những trở ngại về năng lực và thách thức đối với môi trường. Tiêu chuẩn xả thải được thiết lập với mục tiêu đồng hóa thông số ô nhiễm dựa trên tải trọng nước thải. Nước thải chứa nhiều chất dinh dưỡng (N, P) cần thiết được xử lý và tái chế, tái sử dụng cho nhiều mục đích khác.
Chất rắn bao gồm chỉ số TSS và độ đục trở thành thước đo quan trọng liên quan đến chất lượng nguồn nước. Loại bỏ TSS tránh không gây tắc nghẽn cơ sở hạ tầng, gây ra hình thành môi trường yếm khí nguy hiểm. Cung cấp diện tích bề mặt tối ưu để VSV bám dính, TSS với nồng độ cao dễ dẫn đến việc nhiễm vi sinh cao hơn.
Đối với pH có ảnh hưởng đến độ hòa tan, giảm hiệu quả xử lý kim loại. Mức độ nước thải kiềm/axit tác động đến sự phát triển của vi sinh. Việc không điều chỉnh giá trị pH dễ dẫn đến việc gây ra thiệt hại đối với quy trình XLNT.
Nồng độ kim loại nặng như chì, cadium tìm thấy nhiều trong nước thải công nghiệp. Còn với mầm bệnh lại trở thành mối nguy hại về sức khỏe, trở thành hạn chế chính đối với mục đích tái sử dụng nước thải. Chính vì vậy mà các thành phần vi sinh là một trong những thông số quan trọng đối với nước thải sau xử lý.
Tiêu chí thiết kế hệ thống XLNT
Xử lý nước thải đô thị - công nghiệp đang dần chuyển hẳn sang việc áp dụng một số hình thức xử lý tiên tiến hơn. Một HTXLNT muốn hoạt động xử lý như mong muốn phải cân nhắc đến việc thiết kế cùng nhiều tiêu chí quan trọng khác.
Nồng độ nước thải
- Nước thải sinh hoạt, công nghiệp thường có nồng độ khác nhau và mức độ, tiêu chuẩn xử lý nước đầu ra.
- Tìm hiểu chi tiết nồng độ nước thải cho phép thiết lập, vận hành hệ thống theo đúng quy trình xử lý
- Một HTXLNT sinh hoạt được thiết kế khác với hệ thống XLNT công nghiệp vì nước thải ít phức tạp hơn, nồng độ ô nhiễm thấp, dễ xử lý hơn.
Địa điểm xây dựng hệ thống
- Cân nhắc khu vực triển khai thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải hỗ trợ việc hỗ trợ dòng chảy, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình xử lý.
- Việc khảo sát chi tiết địa hình như xác định mặt bằng thì giải pháp đề xuất sẽ đưa ra phương án bơm nước thải, bố trí từng bể xử lý sẽ chính xác hơn.
Tốc độ dòng chảy
- Lưu lượng nước đầu vào làm cơ sở tính toán công suất, hiệu suất của cơ sở.
- Khi nước thải đầu vào chậm làm tăng khả năng lắng cặn, ngược lại, lưu lượng dòng chảy cao dẫn đến việc khiến hệ thống bị hao mòn.
- Để duy trì tính ổn định hệ thống cần thiết kế, tăng hoặc giảm tốc độ dòng chảy mang lại lợi thế XLNT tối ưu.
Lựa chọn công nghệ
- Dựa vào nguyên tắc xử lý hóa lý – sinh học với nhiều lợi thế khác nhau.
- Công nghệ phải đảm bảo việc xử lý tối ưu, các thông số xử lý phải đáp ứng tiêu chuẩn.
- Các yếu tố cân nhắc dùng công nghệ nào phải tính đến dòng chảy đầu vào, loại hình nước thải, điều kiện tự nhiên và chi phí vận hành, bảo trì.
Xác định công suất xử lý
- Hệ thống XLNT tối ưu phải được cân nhắc đến công suất xử lý trong phạm vi cho phép vì khi hệ thống quá tải sẽ hoạt động không hiệu quả.
- Cần tính toán chính xác nhu cầu sử dụng nước như lưu lượng trung bình, lưu lượng giờ cao điểm và lưu lượng tối thiểu hàng ngày.
- Khi tính công suất hệ thống cần cân nhắc đến việc mở rộng trong tương lai bằng nhiều phương án dự phòng khác nhau.
Việc thiết kế hệ thống XLNT phải đảm bảo mang lại tính thẩm mỹ, cơ sở hạ tầng và tính bền vững. Điều này phải được cân nhắc đến chi phí xây dựng, vận hành và bảo trì đối với các hệ thống xử lý phù hợp. Và điều quan trọng cần thực hiện kế hoạch vận hành hệ thống xử lý nước thải giúp quá trình xử lý trở nên thuận lợi, ổn định hơn. Nếu Quý KH cần Công ty môi trường Hợp Nhất hỗ trợ tư vấn thêm nhiều giải pháp xlnt thì hãy liên hệ ngay với Hotline 0938.857.768.