Cấp Lại Giấy Phép Môi Trường Theo Nghị Định 05/2025/NĐ-CP
Đã kiểm duyệt nội dung
Việc cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường được quy định chi tiết tại Khoản 12, Điều 1, Nghị định 05/2025. Mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu thông tin cụ thể hơn qua nội dung bên dưới.
Những trường hợp được cấp lại giấy phép môi trường theo Nghị định 05/2025/NĐ-CP
Căn cứ vào Khoản 12, Điều 1, Nghị định 05/2025/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP) quy định về cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường, trong đó có quy định đối tượng cấp lại giấy phép môi trường, bao gồm:
- Đối tượng quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 44 Luật bảo vệ môi trường 2020; Cụ thể:
- a) Giấy phép hết hạn;
- b) Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.)
- Dự án đầu tư, có sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có thay đổi tăng quy mô, công suất sản xuất, thay đổi công nghệ sản xuất như đối với trường hợp quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 27 Nghị định 08/2022/NĐ-CP dẫn đến làm gia tăng tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, trừ trường hợp quy định tại điểm d, Khoản 2, Điều 27, Nghị định 08/2022/NĐ-CP hoặc thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường;
- Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đang hoạt động có bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
- Các thay đổi khác làm gia tăng tác động xấu đến môi trường quy định tại điểm b, Khoản 3, Điều 44 của Luật bảo vệ môi trường 2020 bao gồm:
- Tăng từ 10% lưu lượng nước thải, bụi, khí thải làm gia tăng thải lượng các thông số ô nhiễm về chất thải ra môi trường;
- Thay đổi vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước có yêu cầu cao hơn về quy chuẩn xả thải;
- Bổ sung phương pháp tự tái chế, xử lý, đồng xử lý chất thải bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có;
- Bổ sung hoạt động đồng xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt để thực hiện dịch vụ xử lý chất thải;
- Thay thế hoặc bổ sung công trình, hệ thống, thiết bị tái chế, xử lý chất thải;
- Bổ sung loại chất thải nguy hại (trừ trường hợp bổ sung loại chất thải nguy hại có tính chất tương tự với chất thải nguy hại đã được cấp phép) đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
- Bổ sung loại, tăng khối lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
- Bổ sung loại phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
- Bổ sung trạm trung chuyển chất thải nguy hại; thay đổi công nghệ của hệ thống, công trình xử lý nước thải, bụi, khí thải, trừ trường hợp bổ sung thêm thiết bị hoặc công đoạn xử lý;
- Giảm quy mô hoặc không xây lắp công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của hệ thống xử lý nước thải.
Chủ dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm a khoản 5 Điều này gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi hết hạn 06 tháng; các trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 5 Điều này gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trước khi thực hiện việc thay đổi và chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp lại giấy phép môi trường.
Trên đây là một số thông tin về việc cấp lại giấy phép môi trường theo Nghị định 05/2025/NĐ-CP từ 2025. Quý Doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào về việc lập giấy phép môi trường hoặc cấp lại giấy phép môi trường có thể kết nối qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng.