Câu chuyện ô nhiễm ở London (P2)
Đã kiểm duyệt nội dung
Chắc hẳn nhiều người cũng nghe qua thảm họa 1952 tại thủ đô London nước Anh. Là một khu vực trọng điểm, là trung tâm thu hút nguồn lực đầu tư, tài chính thuộc hàng lớn nhất thế giới. Nhưng mấy ai nghĩ rằng, chính sự phát triển này lại gây ra thảm họa làm chết hàng chục nghìn người mà thủ phạm lại là … khí thải.
Thảm họa này người ta gọi là “Cơn ác mộng” của người dân thủ đô London. Không phải là những đám mây, không chẳng phải từ những cơn bão khổng lồ, nhưng mặt trời lại bị che lấp bởi đám khói, khí thải. Với tần suất dày đặc khiến việc hít thở của con người trở nên khó khăn hơn.
Cùng công ty xử lý nước thải Hợp Nhất tìm hiểu thêm về vấn đề này!
Thảm họa sương mù London 1952
Trở thành mục tiêu phát triển ngành công nghiệp khai khoáng vào TK 20, London trở thành công xưởng lớn nhất. Sau đó, hàng loạt nhà máy nối tiếp nhau xuất hiện.
Vào tháng 12/1952, sương mù bao trùm toàn bộ London và người dân ít chú ý đến nó vì trông chẳng khác nào như những trận sương mù tự nhiên. Nhưng nhiều ngày tiếp theo, tình trạng dần xấu đi và bầu trời trở nên tối đen. Nhiều nơi bị giảm tầm nhìn, mọi phương tiện giao thông ngừng hoạt động và hàng chục nghìn người bị khó thở.
Trong điều kiện thời tiết vào đông, giá lạnh và không có nhiều gió, khí thải từ giai đoạn đốt than hình thành đám khói khổng lồ. Những đám khói này chủ yếu chứa nhiều nito, lưu huỳnh tồn tại và kéo dài liên tục trong 5 ngày.
Đầu tháng 11 và 12 không khí rất lạnh. Điều này dẫn đến việc các hộ gia đình đốt một lượng than lớn để giữ ấm. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, cư dân địa phương chỉ được sử dụng loại than rẻ tiền, chất lượng thấp nhưng lại chứa hàm lượng lưu huỳnh lớn.
London được mệnh danh là xứ sở sương mù, nhưng đợt sương mù bất thường lại có tác động khá lớn đến cuộc sống người dân thủ đô. Màng sương mù phủ xuống London vào năm 1952 tồi tệ hơn so với những trận sương mù khác.
Vì tồn tại trong một thời gian khá lâu, những đám sương mù tan dần cũng là lúc hàng chục người chết. Theo đánh giá cuộc khủng hoảng này còn cao hơn số người chết trong chiến tranh với con số 12.000 người.
Khí thải – kẻ thù vô hình
Trong thời kỳ này, sự trỗi dậy các ngành công nghiệp là minh chứng lớn nhất thể hiện nền kinh tế giàu sang và no đủ. Trong đó, biểu tượng ống khói cuồn cuộn khói là ví dụ điển hình. Thời ấy, con người quan niệm rằng, nhà máy hoạt động hết tần suất là biểu hiện sức sống mãnh liệt nền công nghiệp, là niềm hy vọng cải cách cuộc sống con người.
Khi tầm nhìn và nhiệt độ giảm xuống, mọi người còn thậm chí còn đốt nhiều than hơn để sưởi ấm và thắp sáng, dẫn đến không khí ngày càng ô nhiễm. Một hiện tượng khác là sự xuất hiện luồng xoáy không khí trên thành phố khiến khói mù không thể di chuyển sang khu vực khác. Những cơn gió thường làm khuếch tán đám sương mù khiến dòng khói tập trung ngày càng dày và chuyển thành màu đen xịt.
Đám khói nguy hiểm đến mức khi bước trên đường, nhiều người còn không nhìn thấy bàn chân của mình. Các hoạt động của thành phố bị chững lại, khói mù dày đặc khiến nhiều người bị lạc mất người thân và bạn bè. Sau một thời gian, nhiều người qua đời vì không thể chịu được chất lượng không khí ô nhiễm.
Người dân London khốn khổ chống lại khói mù. Tại nhiều bệnh viện, người ta tiếp nhận những ca bệnh trong đó bệnh nhân hầu như đã bị tím tái, khó thở vì không chịu được dòng khói ngột ngạt. Chỉ trong 4 ngày có đến 4.000 người chết (chủ yếu người già, trẻ em, người bị bệnh về đường hô hấp).
Đám khói ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sinh hoạt và công nghiệp. Thủ đô London phải chấp nhận đóng cửa bến xe, ga tàu, trường học. Khói bụi xâm nhập vào nội tạng gia súc khiến thịt của chúng chuyển thành màu đen, không thể ăn được.
Thảm họa 1952 là hồi chuông cảnh báo mà lịch sử muốn nhắc nhở loài người về ô nhiễm không khí. Đây không chỉ là đợt khói duy nhất mà trước đó diễn ra nhiều đợt khói khác nhau vào năm 1873, 1880, 1882, 1891 và 1892 khiến nhiều nhà máy và công nhân cũng bị liên lụy.
Truy cập website: moitruonghopnhat.com để biết thêm nhiều tin tức và dịch vụ môi trường khác!