Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Cây nhân tạo là gì? Ứng dụng của cây nhân tạo trong cuộc sống


1477 Lượt xem - Update nội dung: 07-03-2023 11:17

Đã kiểm duyệt nội dung

Trong những năm gần đây, cụm từ “cây nhân tạo” dần trở nên quen thuộc với con người. Tuy nhiều người vẫn chưa biết cây nhân tạo là gì, ứng dụng của nó ra sao. Bài viết “Cây nhân tạo là gì? Ứng dụng của cây nhân tạo trong cuộc sống” sẽ cung cấp những thông tin về loại cây này để các bạn có thêm một thông tin thú vị và hiểu biết hơn mỗi ngày. Cùng tìm hiểu nhé!

Cây nhân tạo và ứng dụng

1. Cây nhân tạo là gì?

Dễ hiểu trong cụm từ “cây nhân tạo” đã cho ta thấy rõ 2 phần là “cây” và “nhân tạo” (do con người tạo ra), vậy nên hiểu đơn giản: “cây nhân tạo là loại cây do con người tạo ra bằng công nghệ đặc biệt, sử dụng nguyên liệu hóa thạch, vật dụng tái chế hoặc kim loại nhằm mục đích phục vụ cho đời sống, bảo vệ môi trường”.

Hiện tại, cây nhân tạo tại Việt Nam chủ yếu là các loại cây dùng trong trang trí nhà cửa. Tuy nhiên nhiều nơi trên thế giới nó đã được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt trong tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Cây nhân tạo được ví như lá phổi nhân tạo của trái đất vì các khu rừng tự nhiên đang dần bị tàn phá bởi con người.

Cùng Môi Trường Hợp Nhất tìm hiểu ứng dụng của cây nhân tạo qua nội dung ngay sau đây.

2. Ứng dụng của cây nhân tạo

Qua thông tin báo chí, truyền hình… chắc có lẽ khi nhắc đến cây nhân tạo bạn có thể thấy loại cây này chủ yếu được ứng dụng trong lĩnh vực lọc khí CO2 giúp giảm hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, cây nhân tạo còn nhiều ứng dụng khác mà có lẽ phải tìm hiểu sâu bạn mới khám phá hết được, cụ thể 4 ứng dụng phổ biến nhất của cây nhân tạo đó là:

2.1. Cây nhân tạo dùng để trang trí

Nếu chịu khó để ý một tý, bạn có thể thấy rằng cây nhân tạo từ lâu đã được áp dụng trong cuộc sống. Dễ thấy nhất là trong việc trang trí, cây nhân tạo được dùng rất nhiều trong các dịp lễ tết, hay cây nhân tạo đơn giản là được tạo ra từ rác thải để trang trí và bảo vệ môi trường. Một số cây nhân tạo thường gặp:

  • Cây thông Noel;
  • Cây Mai, cây Đào (giả) ngày tết;
  • Cây trang trí sự kiện;
  • Cây được tạo ra từ lốp xe, vỏ chai nhựa…

Vì đặc tính dễ dàng thay đổi, tạo hình theo mục đích sử dụng, cây nhân tạo còn được một số quốc gia sử dụng trong lĩnh vực quân sự.

Cây nhân tạo dùng trong trang trí
Ngày nay cây nhân tạo được dùng nhiều trong trang trí nhà cửa (ảnh minh họa)

2.2. Cây nhân tạo dùng trong ngụy trang quân sự

Cây nhân tạo đã được các nước như Pháp, Anh sử dụng trong lĩnh vực quân sự từ thế chiến thứ nhất (theo Wikipedia - Camouflage tree).

Theo đó, dựa vào trời đêm không thể quan sát, các cây tự nhiên sẽ bị đốn hạ và thay vào bằng cây nhân tạo. Cây nhân tạo này chủ yếu được làm bằng thép và một số vật liệu khác, trong cây có lắp kính (dạng ống nhòm).

Vai trò của cây như một trạm quan sát, theo dõi hoạt động của quân địch để báo thông tin về sở chỉ huy, từ đó giúp đem lại một số lợi thế cho quân ta.

cây nhân tạo dùng trong quân sự
Ví dụ về cây ngụy trang dùng trong quân sự (ảnh wikipedia)

2.3. Cây nhân tạo dùng trong lĩnh vực năng lượng

Trong thời đại sử dụng năng lượng tái tạo đang là xu thế thì việc sử dụng cây nhân tạo đang là một “hot trend”. Nếu đi ngoài đường bạn để ý quan sát, sẽ thấy các cây trụ đèn có lắp các tấm PIN mặt trời để tạo ra điện thắp sáng. Các cây này được gọi là Utree (Urban Photovoltaic Tree).

  • Vào ban ngày, cây này sẽ thu nhận năng lượng từ tia nắng của mặt trời. Vào ban đêm, chúng sẽ chuyển hóa thành điện năng để thắp sáng hệ thống đèn giao thông, đèn đường và các hệ thống thắp sáng nơi công cộng khác.
  • Cây Utree được thiết kế với hình dạng có tán lá rộng, dẹp, trên lá cây được gắn tế bào năng lượng mặt trời để tạo ra nguồn điện.

Ngoài ra còn có một mẫu cây gọi là Warp được thiết kế bởi Water and Air Recycling Pad giúp tái chế không khí và duy trì độ ẩm từ việc chặt phá cây xanh bừa bãi.

  • Theo đó, cây sẽ thu năng lượng từ mặt trời và dùng cho các tấm điện quang – nơi dự trữ nước được kết nối với 4 bể tảo. Toàn bộ hệ thống này được kết nối với mạng lưới cấp nước, trạm điện, hệ thống thông tin liên lạc và nơi sản xuất dầu diesel sinh học.
  • Khi có lệnh yêu cầu truyền năng lượng và nước, tảo đặt trong bình sự trữ nước sẽ hoạt động và duy trì độ ẩm cho  môi trường không khí.
Cây nhân tạo trong lĩnh vực năng lượng
Cây nhân tạo trong lĩnh vực năng lượng tại Singapore (Ảnh internet)

Một ứng dụng của cây nhân tạo đang phát triển mạnh, đặc biệt là xu hướng trong tương lai đó là áp dụng vào lĩnh vực giảm thiểu biến đổi khí hậu. Cụ thể như thế nào? Mời bạn cùng đọc tiếp.

2.4. Cây nhân tạo dùng để hấp thụ khí thải nhà kính (CO2)

Trải qua hàng trăm năm qua kể từ khi diễn ra cuộc Cách mạng Công nghiệp, con người đã không ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, việc này đã khiến lượng khí CO2 liên tục thải vào bầu khí quyển và gây ra hiệu ứng nhà kính, trái đất đang dần ấm lên. Vì vậy các nhà khoa học đã nghiên cứu cây nhân tạo và ứng dụng chúng nhằm giảm thiểu lượng khí CO2 vào khí quyển.

Thiết kế cây nhân tạo của Giáo sư kỹ thuật Klaus Lacker (Đại học Arizona) giúp hút khí CO2.

  • Những cây nhân tạo có hình dạng cột đĩa thẳng đứng, được phủ bởi hợp chất hóa học có tác dụng hút khí CO2 từ không khí, sau đó thổi qua mặt đất và đưa khí CO2 vào thùng chứa, làm bay hơi chúng trong môi trường kín.
  • Lượng CO2 được lên kế hoạch cho sản xuất nguyên liệu tổng hợp hoặc ứng dụng trong máy bay, giảm bớt nhu cầu về dầu khí.

Ngoài ra một loại cây nhân tạo khác có tên gọi là “BioUrban” được thiết kế bởi một công ty khởi nghiệp của Mexico, có khả năng thanh lọc không khí ô nhiễm, trả lại không khí trong lành cho môi trường.

  • Mỗi một cây nhân tạo “Bio Urban” có khả năng làm sạch không khí bằng 368 cây xanh thật.
  • Cây có cấu trúc kim loại, thu giữ lượng khí ô nhiễm thông qua vi tảo và thực hiện quá trình quang hợp để trả lại bầu không khí trong lành.
rừng cây nhân tạo hấp thụ khí Co2
Rừng cây nhân tạo hấp thụ khí CO2 tại bang Arizona (Ảnh Inverse)

3. Tóm lại

Những tiến bộ của khoa học đã mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống, trong đó có việc cải thiện chất lượng môi trường. Mặc dù giá thành của việc xây dựng và vận hành các dự án trồng cây nhân tạo là một con số khổng lồ khiến nhiều nhà khoa học vẫn đang dày công nghiên cứu và tìm hướng khắc phục.

Tuy vậy trong tương lai, chúng ta vẫn tin tưởng và hy vọng bằng sự nỗ lực của con người, các dự án cây nhân tạo sẽ được lan tỏa mạnh mẽ hơn và giúp làm giảm tốc độ biến đổi khí hậu, giúp giảm lượng rác thải ra môi trường, giúp chất lượng không khí ngày một tốt hơn, từ đó cải thiện sức khỏe môi trường sống.

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong nội dung bài viết “Cây nhân tạo là gì? Ứng dụng của cây nhân tạo”. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài, Hợp Nhất sẵn sàng tiếp mọi ý kiến đóng góp về nội dung từ Quý bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn.

Đừng quên theo dõi Môi Trường Hợp Nhất để nhận được những tin tức mới nhất và các bài viết thú vị về chủ đề môi trường. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.

4. Tài liệu tham khảo (Reference material)

Trong bài viết này, chúng tôi có tham khảo tài liệu và sử dụng hình ảnh từ các nguồn:

  1. Wikipedia: cây nhân tạo, cây ngụy trang, cây giả.
  2. Hình ảnh tổng hợp từ internet.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(15:46 15-10-2024)
Nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải là việc làm cần thiết đối với những hệ thống đã hoạt động lâu ...
(15:33 15-10-2024)
Xử lý nước thải tại các trung tâm thương mại, mua sắm cần được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Hệ ...
(12:01 15-10-2024)
Xử lý nước thải sản xuất dầu ăn bằng phương pháp nhân tạo giúp tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ từ vi sinh ...
(10:48 15-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(09:36 15-10-2024)
Vi khuẩn kỵ khí bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm, tải, động vật nguyên sinh, trong đó vi khuẩn là phổ biến nhất.
(11:49 14-10-2024)
Trào lưu “xé túi mù” cũng góp phần vào tình trạng ô nhiễm môi trường khi rác thải từ nó là những chiếc túi, bao ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768