Chất lượng nước mặt, vì đâu ô nhiễm?
Đã kiểm duyệt nội dung
Tổng dân số nước ta là 96 triệu dân, dân số đô thị chiếm 35 triệu dân. Trong đó, hệ thống thoát nước đô thị tập trung 3 loại nước thải là nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước mưa. Trong khi đó, quá trình xử lý nước mặt lại gặp không ít khó khăn khi cả nước chỉ có 48 nhà máy xử lý nước thải mà khả năng xử lý chỉ đạt khoảng 30% lượng nước thải phát sinh.
Xử lý nước thải phát sinh do các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng là vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay. Với 49 khu kinh tế, nhưng hầu hết các khu kinh tế cửa khẩu chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ngoài ra chỉ có 214/283 KCN có HTXLNT, chỉ có 54,4% tổng số bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải. Cả nước có 660 bãi chôn lấp chất thải, nhưng chỉ có 31% bãi chôn lấp hợp vệ sinh, 132 bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường.
Vì sao chất lượng nước mặt suy giảm?
Ô nhiễm và suy thoái chất lượng nước mặt xảy ra ở nhiều nơi nhất là đoạn chảy qua vùng trung và hạ lưu. Đặc biệt là các đoạn chảy qua KCN, đô thị và làng nghề, nhiều nơi trở thành “điểm nóng” liên quan đến môi trường như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu, sông Đồng Nai. Chất lượng nước ngọt tại đồng bằng sông Cửu Long suy giảm mạnh.
Môi trường nước tại các sông, hồ khu vực đô thị chịu sức ép lớn từ nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Thực tế cho thấy, nước ở ao, hồ, kênh, mương khu vực nội thành hầu hết đều ô nhiễm và trở thành nơi chứa nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.
Tuy nhiên, trên cùng một lưu vực sông nhưng những đoạn chảy qua các đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM lại có chất lượng nước suy giảm rõ rệt. Nếu không điều chỉnh kịp thời, ô nhiễm sẽ gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người và toàn xã hội.
Biến đổi khí hậu tạo ra thách thức lớn
Các biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, bão,… diễn biến thất thường đã tác động đến chất lượng tài nguyên nước. Những tác động do bão, lũ hình thành nên các vùng ngập trũng gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với tình trạng cạn kiệt nguồn nước và ô nhiễm nước sông, suối, ao, hồ, kênh rạch.
Các công trình cấp nước và cơ sở hạ tầng thường bị thiệt hại do bão, lũ gây ra tác động đến chi phí dịch vụ xử lý nước thải, vận hành, bảo trì hệ thống.
Xử lý nước thải - Hạn chế ô nhiễm nguồn nước mặt
Xử lý nước ô nhiễm tại KCN, CCN
Hiện nay, các đô thị lớn trên phạm vi cả nước ưu tiên chọn lựa chuỗi công nghệ xử lý nước thải tiêu biểu như: hồ sinh học, lọc sinh học, bùn hoạt tính truyền thống, kênh oxy hóa tuần hoàn, hồ sinh học kỵ khí – hiếu khí, xử lý sinh học hiếu khí – kỵ khí – thiếu khí, bể phản ứng theo mẻ (SBR),…
Để hạn chế ô nhiễm nguồn nước mặt thì xử lý nước thải tại các khu công nghiệp là điếu tất yếu phải làm tuy nhiên đây là loại nước thải khá phức tạp, thường phải xử lý nước thải tập trung bằng 3 công nghệ chính dưới đây:
- Công nghệ xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính: đảm bảo nguồn nước sau xử lý phải yêu cầu đạt chuẩn loại B
- Công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học hiếu khí: sử dụng chức năng của hệ vi sinh vật sinh trưởng bám dính bằng các bể phản ứng trong hệ thống xử lý nước thải
- Công nghệ xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính thổi khí kéo dài thường xảy ra tại bể aerotank, bể xử lý theo mẻ, kênh oxy hóa tuần hoàn, hệ hiếu khí – kỵ khí – thiếu khí
Xử lý nước thải chăn nuôi và nước thải rỉ rác
Có khá nhiều loại hình để ứng dụng xử lý nước thải chăn nuôi trong các trang trại, cụ thể:
Đối với nước thải chăn nuôi
- Xử lý nguồn thải lẫn phân bằng hồ kỵ khí có phủ bạt, sau đó được thải qua ao sinh thái
- Xử lý qua hầm Biogas
- Xử lý bằng ao, hồ sinh học
- Xử lý bằng phương pháp lọc sinh học kỵ khí hay aerotank và hồ sinh thực vật thủy sinh
Đối với nước thải rỉ rác
Để xử lý nước thải rỉ rác tại các bãi chôn lấp trải qua 3 giai đoạn gồm bể điều hóa, xử lý sinh học và xử lý nước thải phương pháp hóa lý. Ngoài ra còn áp dụng các quá trình xử lý cơ bản như oxy hóa – khử, keo tụ - kết tủa, lọc qua lớp vật liệu lọc, thẩm thấu ngược hoặc hấp thụ.