Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Chất phóng xạ gây ô nhiễm môi trường như thế nào?


4419 Lượt xem - Update nội dung: 09-09-2022 16:20

Đã kiểm duyệt nội dung

Mặc dù đem lại những lợi ích nhất định đối với một số lĩnh vực như nghiên cứu khoa học, y khoa, công nghiệp, thiên văn học, sinh thái học, khảo cổ học, v.v.. Song chất phóng xạ cũng là vấn đề nan giải đối với môi trường cũng như sức khỏe con người, bởi không như những chất gây ô nhiễm khác, chất phóng xạ rất khó để xử lý hoặc phân hủy.

chất phóng xạ gây ô nhiễm môi trường như thế nào?

1. Những nguồn chính phát sinh chất thải phóng xạ

Dưới đây là 4 nguồn chính phát sinh chất thải phóng xạ

1.1. Yếu tố tự nhiên

Trong môi trường tự nhiên cũng có chứa các chất phóng xạ, như trong không khí, cỏ cây, đất đá, v.v… Chất phóng xạ trong tự nhiên cũng tồn tại ở nhiều hình thức như dạng rắn, dạng lỏng và dạng khí. Vì vậy, khi các thảm họa thiên nhiên như động đất, núi lửa phun trào thì chất phóng xạ dễ dàng lan ra môi trường và gây ô nhiễm.

Hơn nữa, các thảm họa thiên tai như động đất, sóng thần cũng gây ảnh hưởng đến các nhà máy sản xuất, lò phản ứng hạt nhân và khiến chất phóng xạ bị ô nhiễm ra môi trường.

1.2. Hoạt động khai thác khoáng sản

Các hoạt động khai thác khoáng sản như khai thác dầu mỏ, quặng, khai thác vàng, các loại đá quý hiếm đã khiến cho lượng dầu dư thừa hoặc các chất phóng xạ trong quá trình khai thác lan ra môi trường gây ra tình trạng ô nhiễm phóng xạ.

1.3. Hoạt động của các nhà máy, lò phản ứng hạt nhân

Các nhà máy, lò phản ứng hạt nhân là nơi chứa rất nhiều chất phóng xạ. Một khi lò phản ứng hạt nhân hoặc nhà máy hạt nhân bị rò rỉ thì ô nhiễm chất phóng xạ sẽ lan ra bên ngoài. Hơn nữa, chất thải chứa chất nhiễm phóng xạ xả ra môi trường cũng là nguyên nhân khiến môi trường bị ô nhiễm.

Ví dụ điển hình là vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine năm 1986 bị nổ tại lò phản ứng số 4. Vì không có tường chắn, nên đám mây bụi phóng xạ từ nhà máy lan rộng sang các khu vực lân cận khiến nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến chính quyền phải thiết lập 1 vùng cách ly quanh Chernobyl rộng 4.200km2, có bánh kính 30km. Cho đến ngày nay đây vẫn là vùng bị ô nhiễm phóng xạ đậm đặc nhất trên thế giới.

nhà máy điện hạt nhân
Nhà máy điện hạt nhân cung cấp nhiều năng lượng. Tuy nhiên rất dễ gây thảm họa nếu gặp sự cố nghiêm trọng

1.4. Hoạt động quân sự

Ngoài các nguyên nhân trên, hoạt động quân sự cũng gây ô nhiễm chất phóng xạ nghiêm trọng. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học Colombia đã cho thấy một số đảo ở Marshall, nơi Mỹ đã thực hiện tới 67 vụ thử hạt nhân sau Thế chiến thứ hai, có mức độ ô nhiễm phóng xạ lớn hơn cả ở Chernobyl. Nhiều đảo chứa hàm lượng Caesium – 137 hơn ở Chernobyl và Caesium – 137 trong trái cây trên đảo cũng vượt tiêu chuẩn an toàn.

2. Tác hại của chất phóng xạ

Chất thải phóng xạ ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường, là một trong những vấn đề môi trường cần được quan tâm đặc biệt. Dưới đây là tác hại của chất phóng xạ đến sức khỏe con người và động thực vật:

2.1. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Chất phóng xạ có khả năng phá hủy cơ thể ở cấp độ tế bào vì vậy vô cùng nguy hiểm đối với con người và mọi sinh vật trên trái đất. Người bị nhiễm phóng xạ cấp tính sẽ gặp phải các vấn đề về thần kinh, da, dễ bị chóng mặt, buồn nôn, v.v…

Người bị nhiễm phóng xạ mãn tính sẽ bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, rối loạn máu. Người thường xuyên tiếp xúc với các bức xạ ion có nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Tổ chức Hòa Bình Xanh ước tính có khoảng 9.000 người trong số gần 6.6 triệu người sẽ chết vì ung thư do ảnh hưởng từ chất phóng xạ từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân ở Chernobyl.

chất phóng xạ gây biến đổi gen
Chất phóng xạ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến biến đổi gen, gây ung thư và nhiều căn bệnh nguy hiểm...

2.2. Ảnh hưởng đến động thực vật

Theo báo cáo của IAEA vào năm 1993, sau vụ tai nạn Chernobyl 6 năm, các nông trại tại một vùng núi của Na Uy nơi cách nhà máy Chernobyl hơn 1.000km, vẫn còn phát hiện trong thịt của tuần lộc nuôi với mức phóng xạ 20.000 becquerel/kg (Bq/kg), cừu 10.000 Bq/kg.

Từ một quần đảo xinh đẹp, thiên đường của vùng biển Thái Bình Dương, Marshall biến thành vùng đất chết từ sau các vụ thử nghiệm bom hạt nhân của Mỹ. Hơn 60 năm qua, quần đảo Marshall vẫn là nơi có mức độ phóng xạ cao nhất trong các khu vực được phân tích.

Còn tại vùng biển ngoài khơi tỉnh Fukushima Nhật Bản, cá nhiễm chất phóng xạ tại vượt gấp 5 lần mức cho phép.

Có thể thấy, ô nhiễm phóng xạ là vấn đề nan giải, mặc dù di tản dân cư khỏi vùng bị ô nhiễm nhưng hậu quả để lại, việc làm sạch môi trường đất, nước tại khu vực ô nhiễm phải cần rất nhiều thời gian hoặc thậm chí là không thể làm sạch.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và tác hại từ ô nhiễm phóng xạ do moitruonghopnhat.com tổng hợp. Chúng tôi vô cùng hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp từ quý bạn đọc để nội dung bài viết được tốt hơn.

Nguồn: tổng hợp

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(11:24 09-09-2024)
Lưu lượng nước thải, mức độ ô nhiễm và mục đích sử dụng nước thải sau khi xử lý mà sơ đồ công nghệ xử lý ...
(09:11 07-09-2024)
Sự cố môi trường là “sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của ...
(08:33 07-09-2024)
Các nhà máy, cơ sở hoạt động cần trang bị hệ thống xử lý bụi bông hiệu quả để bảo vệ môi trường và sức ...
(11:43 04-09-2024)
Tại các nhà máy sản xuất sơn hoặc các ngành công nghiệp có phát sinh khí thải chứa nhiều hơi axeton thì giải pháp ...
(16:12 03-09-2024)
Việc lựa chọn nhà thầu xử lý nước thải thực hiện công trình bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp là hết sức quan ...
(09:19 03-09-2024)
Khí thải có lẫn hơi dầu thường sinh ra từ các quá trình hàn cắt kim loại trên máy CNC hoặc trong quá trình gia công các ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768