Châu Á và nỗi lo ô nhiễm môi trường từ điện than
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện nay, các nhà máy nhiệt điện than châu Á làm tăng hiệu ứng toàn cầu, nghiêm trọng hơn làm thay đổi và biến đổi khí hậu tại nhiều khu vực. Và ngành nhiệt điện than Việt Nam đã và đang có những thay đổi tích cực này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty môi trường Hợp Nhất nhé!
Những vấn nạn về ngành điện than châu Á
Điện than là một trong những ngành chủ lực của các quốc gia châu Á nhất là Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Hiện có đến 40% nguồn năng lượng đến từ việc đầu tư ứng dụng và sản xuất nguồn năng lượng hóa thạch này. Tuy nhiên, nhiên liệu hóa thạch lại chính là nguồn gây ô nhiễm và có những tác hại lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt tham gia vào việc làm biến đổi khí hậu trái đất.
Theo nghiên cứu của tổ chức GSI (Sáng kiến Trợ cấp toàn cầu) đã chứng minh việc đốt than sản sinh ra nhiều chất độc hại và các hạt bụi mịn PM2.5 có kích thước nhỏ. Được biết ô nhiễm không khí khiến 1,2 triệu ca tử vong ở Trung Quốc (2016) và 1,3 triệu ca tử vong ở Ấn Độ (2017). Còn ở Indonesia, năm 2015 có đến 1,3 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến không khí và nước này có đến 60% lượng điện đến từ việc đốt than đá nên đây được xem là nguyên nhân khiến nhiều người tử vong khá cao.
Tác hại của việc đốt than khá nghiêm trọng. Những chất độc hại phát sinh gồm thủy ngân, SO2, NOx. Và thủy ngân là kim loại nặng có mức độc hại khá cao, khi cơ thể tiếp xúc với con người sẽ tạo ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khó lường như làm tổn thương hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, đường hô hấp, hệ miễn dịch và làm chậm sự phát triển của trẻ em. Ở Mỹ, các nhà máy nhiệt điện than chiếm đến 42% lượng phát thải thủy ngân.
Việc đốt than làm sản sinh ra nhiều khí CO2 và CH4, các khí này có tác động lớn đến hiệu ứng khí nhà kính làm Trái Đất nóng lên. Cứ mỗi gram cacbon bị đốt sẽ sinh ra gần 4 gram CO2, trong khi đó than đá chứa từ 60 – 80% cacbon.
Thế nhưng nhiều quốc gia châu Á vẫn lựa chọn giải pháp an toàn sử dụng than đá làm nguyên liệu chính sản xuất điện năng. Còn ở các nước khác trên thế giới đã chuyển sang ứng dụng nhiều giải pháp xanh hơn mặc dù chi phí khá cao.
Công nghệ phát triển nhiệt điện than siêu sạch của Nhật Bản
Châu Á là khu vực tập trung nhiều nhà máy nhiệt điện lớn nhất thế giới, độ tuổi trung bình của các nhà máy này khoảng 12 năm. Hệ thống sưởi ấm và làm mát chiếm 1/5 tỷ lệ gia tăng nhu cầu năng lượng toàn cầu làm gia tăng phát thải khí nhà kính. Do đó mà một số khu vực, nhiệt độ tăng lên mức kỷ lục vì biến đổi khí hậu.
Và Nhật Bản là quốc gia tiên phong trong việc sử dụng công nghệ và thiết bị xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện giúp kiểm soát chất lượng không khí. Họ ưu tiên sử dụng công nghệ than nhiệt lượng thấp, hàm lượng lưu huỳnh cao nhưng hạn chế phát tán các loại khí như NOx, SO2, CO2,… ra ngoài môi trường.
Và công nghệ IGCC ra đời có tác dụng khí hóa than ngầm từ lòng đất và được Nhật Bản ứng dụng thành công tại Osaki (Hirosima). Công nghệ này sử dụng cho nhiều loại than có chất lượng thấp nhưng có khả năng tạo ra nguồn khí phục vụ nhu cầu phát điện nhờ tua bin khí hoặc tua bin hơi.
Điểm nổi trội của công nghệ này là nâng cao hiệu suất phát điện từ 46 – 50%, đặc biệt tách và thu hồi CO2 cao hơn các phương pháp thông thường và giảm 20% lượng khí phát thải CO2 ra ngoài môi trường.
Hiện nay ngành nhiệt điện than của Việt Nam cũng đang tập trung triển khai nhiều công nghệ hiện đại không thua kém với các nước trên thế giới như công nghệ siêu giới hạn SC và công nghệ trên siêu giới hạn USC. Các nhà máy nhiệt điện đang áp dụng những công nghệ trên gồm nhà máy Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng và Duyên Hải 3 giúp nâng cao hiệu suất phát điện và giảm phát thải CO2 vào khí quyển.
Với tốc độ phát triển và nhu cầu điện năng của nước ta không ngừng tăng cao, Việt Nam duy trì phát triển ngành công nghệ nhiệt điện siêu sạch là việc làm cần thiết góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, đáp ứng nguồn điện lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như tham gia vào nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Như vậy, công nghệ siêu sạch cho phép các nhà máy nhiệt điện than vận hành ngày càng hợp lý, Việt Nam cũng có thể sử dụng nhiều công nghệ siêu sạch, kể cả công nghệ IGCC của Nhật Bản.
Thực hiện theo chủ trương của nhà nước phát triển kinh tế gắn liền với môi trường, IGCC nếu phát triển tại Việt Nam sẽ mở ra hướng sản xuất mới vừa tăng năng suất điện vừa giảm tác động môi trường từ các nhà máy nhiệt điện than. Để thực hiện có hiệu quả, cần khử chất độc hại trước khi đưa thải ra ngoài môi trường bằng phương pháp tiên tiến nhất.
Xem thêm bài viết về hai quy trình xử lý khí thải công nghiệp!