Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Châu Á và nỗi lo ô nhiễm môi trường từ than đá


682 Lượt xem - Update nội dung: 15-12-2021 08:19

Đã kiểm duyệt nội dung

Than đá, con người và môi trường có mối liên hệ với nhau vì sử dụng than đá quá nhiều khiến môi trường bị biến đổi mạnh mẽ. Các quốc gia châu Á chính là ví dụ điển hình khi mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch vẫn ở mức cao và có xu hướng tăng lên bất chấp những lời kêu gọi giảm khí thải nhà kính từ nhiều tổ chức trên thế giới.

Làm sao để các nước châu Á có thể sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này? Giải pháp nào để xử lý khí thải phát sinh từ các hoạt động khai thác và sử dụng than đá?

Các nước châu Á “nghiện” than đá như thế nào?

Việc lạm dụng than đá tại các quốc gia châu Á khiến một nửa thế giới phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ khí thải nhà kính. Châu Á vốn dĩ là nơi có nguồn dự trữ nhiên liệu hóa thạch lớn chính vì thế nhu cầu sử dụng của nó ngày càng tăng cao. Một số quốc gia như Indonessi, Trung Quốc, Ấn Độ,… là những nơi có mức độ tiêu thụ than đá khổng lồ phục vụ cho mục đích sản xuất điện và năng lượng.

Hiện châu Á chiếm khoảng ¾ lượng than tiêu thụ trên cả thế giới. Năng lượng là một trong những nguồn thiết yếu không thể thiếu đối với con người, tuy nhiên việc sử dụng than đá không có chiến lược, không có kế hoạch giảm thiểu khí thải độc hại là nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm môi trường không khí và sức khỏe con người.

Mặc dù nhiều quốc gia cam kết sẽ giảm lượng than đá nhưng hầu như kế hoạch này diễn ra vô cùng chậm và không mấy khả quan. Trong khi đó, nhiều tổ chức trên thế giới như EU, G7 đang kêu gọi các nước hướng đến mục tiêu giảm cacbon để xây dựng môi trường thân thiện hơn. Xuất phát từ vấn đề chi phí, nếu so với năng lượng tái tạo thì than đá vẫn ở mức rẻ hơn nhiều nên nhiều quốc gia vẫn ưu tiên sử dụng thay vì chuyển đổi sang nguồn năng lượng mới sạch hơn như mặt trời, gió.

Châu Á và nỗi lo ô nhiễm từ than đá

Với những cam kết mạnh mẽ nhưng quá trình chuyển đổi lại khá chậm. Các dự án nhiệt điện vẫn ưu tiên sử dụng than đá cho các quá trình sản xuất, họ xả thải và chúng ta chứng kiến hàng loạt những thay đổi của trái đất như biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, nước biển dâng, mất cân bằng sinh học, phá hủy hệ sinh thái.

Những nhà máy than hoạt động 24/24 là nơi phát sinh lượng khí thải cacbon dioxide lớn. Con người phải chấp nhận sống chung với khí thải, bụi thải trong khi đó các doanh nghiệp vẫn hoạt động mà chưa có kế hoạch giảm thiểu hoặc xử lý môi trường đúng cách. Việc sử dụng than đá đang bị thế giới “lên án” nhưng bất chấp những quy định này nhiều nước vẫn xây dựng và phát triển hàng loạt dự án than lớn với chi phí đầu tư hàng tỷ USD.

Ở Indonesia và Trung Quốc cam kết đến năm 2060 sẽ thực hiện mục tiêu trung hòa cacbon với nhiều hoạt động như cắt giảm các nguồn tài trợ than từ nước ngoài. Tuy nhiên, người ta vẫn thấy nhiều nhà máy than vẫn hoạt động, thậm chí được mở rộng sản xuất hơn trước đây. Điều này càng làm cho vấn đề phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch ngày càng nghiêm trọng.

Hiệu ứng nhà kính có làm tăng nhiệt độ trái đất?

Các trạng thái của trái đất không ngừng thay đổi do sự xuất hiện ngày càng lớn của khí thải ô nhiễm. Trong khi chúng ta thường xuyên bắt gặp những cột khói cao từ các nhà máy than thì nhiệt độ của trái đất không ngừng gia tăng. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế hiệu ứng nhà kính.

Nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng gấp đôi thì bề mặt trái đất sẽ có nhiệt độ tăng lên khoảng 3 độ C. Qua đó cho thấy mức độ sống của con người tăng lên thông qua sự phát triển của đô thị, công nghiệp và giao thông càng lớn thì ngưỡng nhiệt độ tăng lên của trái đất tăng càng cao. Hiệu ứng nhà kính xảy ra do sự xuất hiện của hàng loạt chất khí như CO2, CFC, CH4, O3 và NO2, chúng tác động mạnh mẽ đến môi trường cùng các trạng thái tự nhiên khác.

Khi trái đất thay đổi về nhiệt độ, khí hậu thì thời tiết ở các quốc gia cũng có xu hướng bị xáo trộn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Vì thế để tập trung cho một lĩnh vực nhất định cần nghiên cứu các phương pháp xử lý môi trường. Ứng dụng các kỹ thuật có khả năng loại bỏ khí CO2, metan, halogen, clo hoặc flo ra khỏi không khí.

Việc trồng rừng cũng đóng vai trò quan trọng, do đó mỗi quốc gia cần tích cực trồng nhiều cây xanh để chúng chuyển hóa và hấp thụ khí CO2.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(15:46 15-10-2024)
Nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải là việc làm cần thiết đối với những hệ thống đã hoạt động lâu ...
(15:33 15-10-2024)
Xử lý nước thải tại các trung tâm thương mại, mua sắm cần được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Hệ ...
(12:01 15-10-2024)
Xử lý nước thải sản xuất dầu ăn bằng phương pháp nhân tạo giúp tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ từ vi sinh ...
(10:48 15-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(09:36 15-10-2024)
Vi khuẩn kỵ khí bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm, tải, động vật nguyên sinh, trong đó vi khuẩn là phổ biến nhất.
(11:49 14-10-2024)
Trào lưu “xé túi mù” cũng góp phần vào tình trạng ô nhiễm môi trường khi rác thải từ nó là những chiếc túi, bao ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768