Cháy rừng ở Australia gây thiệt hại thế nào?
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong suốt hàng chục năm trở lại đây, Australia thường xuyên xảy ra hiện tượng cháy rừng vào mỗi mùa hè. Đây là thời điểm mà thời tiết rất nóng, độ ẩm thấp khiến lửa càng dễ bung cháy và phát tán khá nhanh so với bình thường.
Thế nhưng, vì sao cháy rừng năm nay lại trở nên tồi tệ và có sức tàn phá khủng khiếp đến thế?
Những con số thống kê về vụ cháy rừng ở Australia
Điều bất thường đầu tiên có thể kể đến là thời gian xảy ra cháy rừng trong năm 2019 này đến sớm hơn so với mọi năm, thời gian cháy cũng kéo dài hơn.
Theo số liệu thống kê cho thấy, tính đến thời điểm ngày 8/1/2020 đã có 25 người đã chết, hơn 2000 ngôi đã bị thiêu rụi, ước tính có khoảng 1/3 động vật tại đây đã bị thiêu sống,…Vụ cháy rừng này đã phá hủy hàng trăm ngôi nhà ở vùng ngoại ô, khiến khói bụi bao trùm ngay cả các khu trung tâm như các đô thị, thành phố lớn. Có những thời điểm chỉ số chất lượng không khí đo được ở Sydney đã vượt quá mức nguy hiểm trên 11 lần.
Chính phủ và người dân tại Australia đang dốc hết sức để dập lửa một số đám cháy có quy mô nhỏ, thế nhưng ở thời điểm hiện tại có tới hơn 100 đám cháy lớn vẫn đang tiếp diễn. Theo ghi nhận thì, các vụ cháy này đã khiến 7,3 triệu hecta.
Nhiệt độ tại nhiều nơi ở Australia đã ghi nhận con số kỷ lục về nhiệt độ trung bình đạt 41,9 độ C, chính thức phá vỡ kỷ năm 2013 là 40,3 độ C. Đây là một minh chứng rõ ràng nhất về vụ cháy rừng có sức tàn phá lớn nhất trong hàng chục năm qua tại Australia và ảnh hưởng đến tất cả các bang ở đất nước này.
Rất may, vào ngày 5/1 vừa qua thì trời đã đổ cơn mưa và phần nào đã xoa dịu được bầu không khí ngột ngạt, bụi mịn kèm theo nóng bức xuống đôi chút. Tuy nhiên cơn mưa này dự kiến đến ngày 9/1 sẽ kết thúc và chính phủ Australia đã có nhưng cảnh báo về khả năng đám cháy sẽ bùng phát trở lại.
Dấu hiệu cho thấy môi trường đang bị suy thoái
Cháy rừng ở Australia không đơn giản chỉ là một vụ cháy rừng hàng năm, những thiệt hại nặng nề của nó để lại chắc chắn chưa dừng lại ở những con số kể trên. Có thể nói đây là một lời cảnh báo từ thiên nhiên đến mỗi chúng ta về tình trạng môi trường suy thoái, khí hậu biến đổi.
Thực tế cũng cho thấy, chỉ số không khí ở các nước có nền kinh tế công nghiệp phát triển, trong đó có Việt Nam thì chỉ số chất lượng không khí đều đang nằm trong mức báo động. Bụi mịn, khói bụi phát sinh từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà xưởng,…kết hợp với những hoạt động sinh hoạt, thiên tai,…phát sinh khí thải khiến bầu không khí chung của toàn cầu bị suy thoái.
Và nếu mỗi chúng ta, mỗi đất nước không có những biện pháp cụ thể để xử lý khí thải, xử lý và cải thiện môi trường thì chắc chắn chính chúng ta đang tự hủy hoại đi môi trường sống của mình.