Cháy rừng và những hệ lụy môi trường liên quan
Đã kiểm duyệt nội dung
Rừng là thành phần thiết yếu của trái đất, nó sản sinh ra oxy và hấp thụ khí cacbonic. Tuy nhiên diện tích rừng đang bị suy giảm do cháy rừng gây ra. Chỉ trong vòng vài năm đã diễn ra nhiều vụ cháy rừng ở quy mô lớn, làm phá hủy môi trường, gia tăng biến đổi khí hậu.
Cùng moitruonghopnhat tìm hiểu chi tiết về một số nguyên nhân và hệ lụy môi trường do cháy rừng!
Các nguyên nhân gây cháy rừng
- Do con người: những hành động như đốt rác, tia lửa từ động cơ, thiết bị, thuốc lá, đốt phá rừng bừa bãi.
- Các hiện tượng tự nhiên: một số hiện tượng tự nhiên như sét, núi lửa phun trào.
Cháy rừng làm gia tăng ô nhiễm không khí
Trong thời gian qua, cháy rừng diễn biến phức tạp và có khả năng lan rộng hơn do biến đổi khí hậu, phá rừng và quản lý đất kém hiệu quả. Những vụ cháy rừng gây ra những hệ lụy như:
- Làm mất hệ thống dự trữ cacbon lớn nhất thế giới.
- Khói từ đám cháy lan rộng hàng ngàn km khiến nhiều khu vực bị ô nhiễm không khí.
- Khói bụi, khí thải từ cháy rừng gây ra hàng trăm nghìn ca tử vong mỗi năm, đặc biệt trẻ em và người già chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Các nguy cơ về sức khỏe như hen suyễn, hô hấp, tim mạch, tiểu đường.
- Bụi PM2.5 trở thành mối đe dọa đối với toàn cầu, sản sinh ra nhiều chất ô nhiễm không khí nguy hại như HAP làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về phổi, tim hay gan.
- Cháy rừng làm mất nguồn gỗ quý, suy thoái môi trường, mất đa dạng sinh học, mất môi trường sống của động thực vật, làm trái đất nóng lên, xói mòn, thay đổi khí hậu nhiều khu vực, suy giảm tầng ozon và làm mất đi khả năng tái sinh tự nhiên cũng như giảm độ che phủ của rừng.
Ảnh hưởng của cháy rừng
Các vụ cháy rừng thải ra lượng lớn khí thải và vật chất dạng hạt vào khí quyển. Khí thải gồm khí nhà kính (CO2, CH4) cùng nhiều chất ô nhiễm không khí như CO, VOCs, SOx, NOx, NH3. Những chùm ô nhiễm quy mô lớn thường gây ra sự suy giảm chất lượng không khí.
Cháy rừng cũng được biết đến làm ảnh hưởng đến quá trình của đất, đặc biệt sự thải ra CO2 từ đất. Tùy thuộc vào mức độ mà đám cháy tác động đến hàm lượng cacbon hữu cơ. Quần thể sinh khối VSV trong đất cũng bị suy giảm.
Sự nóng lên toàn cầu làm tăng cường độ và tần suất đợt hạn hán ở nhiều khu vực, gây ra nhiều vụ cháy rừng lớn với mức độ thường xuyên hơn. Cháy rừng làm phát thải một lượng lớn cacbon dioxide, hạt cacbon màu đen hoặc các tiền chất ozon như hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, NOx. Chúng tác động đến bức xạ, đám mây và khí hậu ở nhiều khu vực trên toàn cầu.
Khói từ cháy rừng chứa cacbon dioxide và hơi nước. Những thành phần khói phổ biến ở nồng độ thấp hơn gồm cacbon monoxide, formaldehyde, acrolein, polyaromatic hydrocacbon và benzen. Những hạt lơ lửng trong không khí ở dạng rắn hoặc dạng lỏng chiếm 80 – 90% khói.
Cacbon monoxit (CO) là chất khí không màu, không mùi, hít phải khí này sẽ thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Khí CO gây viêm phổi, hấp thụ vào máu và giảm quá trình cung cấp oxy đến các cơ quan quan trọng của cơ thể, ở nồng độ cao nó gây đau đầu, suy nhược, chóng mặt buồn nôn, mất phương hướng, suy giảm thị lực, hôn mê.
Khi tần suất cháy rừng ở nhiều khu vực diễn ra mạnh hơn thì hậu quả có thể tàn khốc hơn. Cháy rừng là nguyên nhân khiến hệ sinh thái (thực vật, động vật) và cả chu kỳ tự nhiên cũng bị xáo trộn khiến nhiều loài bị biến mất.
Xem thêm về dịch vụ xử lý khí thải!