Chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải tốn bao nhiêu?
Đã kiểm duyệt nội dung
Bên cạnh các yếu tố khác, chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải cũng là mối quan tâm rất lớn của các chủ đầu tư. Bởi lẽ, nếu biết trước chi phí sẽ dễ dàng lên kế hoạch, có sự chuẩn bị chu đáo về tài chính và dễ dàng đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không. Vậy chi phí xây dựng một hệ thống xử lý nước thải tốn bao nhiêu?
1. Yếu tố ảnh hưởng chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải
Đầu tiên chúng ta nên hiểu rõ chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) ở mỗi hệ thống là không giống nhau bởi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
1.1. Diện tích xây dựng hệ thống XLNT
Hệ thống xử lý nước thải có quy mô lớn thì diện tích xây dựng cũng tỉ lệ thuận theo. Một hệ thống xử lý nước thải có công suất xử lý lớn, đòi hỏi các công trình đơn vị cũng được xây dựng lớn để đáp ứng nhu cầu xử lý. Diện tích xây dựng lớn thì sẽ mất nhiều thời gian thực hiện và tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu hơn so với hệ thống có diện tích và công suất xử lý nhỏ. Đây cũng là yếu tố đầu tiên cho thấy chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải ở mỗi nơi là chênh lệch khác nhau.
1.2. Đặc điểm tính chất nước thải và phương pháp xử lý
Tùy vào tính chất nước thải ở mỗi ngành nghề mà thành phần ô nhiễm trong nước thải cũng có đặc trưng riêng. Ví dụ nước thải ngành chế biến mủ cao su thường có tính axit cao trong khi nước thải ngành sản xuất giấy chi có tính chất kiềm. Phương pháp xử lý nước thải được lựa chọn tương thích với đặc trưng, tính chất của nguồn nước thải sau khi đã được lấy mẫu phân tích, đánh giá. Có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải như phương pháp trung hòa, ứng dụng công nghệ xử lý sinh học, công nghệ hóa lý, công nghệ oxy hóa bậc cao, v.v…
1.3. Quy chuẩn kỹ thuật nước thải sau khi xử lý
Quy chuẩn kỹ thuật nước thải sau khi xử lý sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn tương ứng theo quy định. Hiện nay có nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia như về nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, nước thải giấy và bột giấy, nước thải công nghiệp dệt nhuộm, v.v…
1.4. Kiểu bố trí mặt bằng hệ thống xử lý nước thải
Mặt bằng tổng thể của hệ thống xử lý nước thải là nơi bố trí các công trình xử lý đơn vị theo sơ đồ công nghệ. Hệ thống xử lý nước thải được bố trí theo 2 kiểu phổ biến là kiểu nổi và kiểu âm chìm dưới mặt đất.
- Kiểu bố trí nổi: Là kiểu bố trí thường gặp, hệ thống nổi trên mặt đất với các bồn xử lý hoặc các công trình đơn vị. Với kiểu bố trí trên mặt đất khi gặp sự cố thì dễ dàng sửa chữa và thay thế hơn các công trình âm chìm.
- Kiểu âm chìm dưới đất: Thường được áp dụng cho những nơi có diện tích khiêm tốn, chủ đầu tư muốn tận dụng diện tích mặt bằng ở phía trên để làm bãi đậu xe, làm khuôn viên, tối ưu tính mỹ quan hoặc tận dụng không gian cho những mục đích khác. Đối với hệ thống kiểu âm, đơn vị xây dựng thường lựa chọn các loại bê tông, sắt thép có kết cấu bền, chắc hơn.
Có thể thấy, kiểu bố trí mặt bằng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
1.5. Yêu cầu về thiết bị vật tư
Trong mỗi hệ thống xử lý nước thải thường được lắp đặt rất nhiều thiết bị như các bồn xử lý nước thải, bể khử trùng, các loại máy bơm, phao kiểm soát mực nước, máy thổi khí, ống phân phối khí, màng lọc MBR và hệ thống kết nối màng lọc, bơm hút và rửa màng, tủ điện điều khiển, thiết bị đóng ngắt, hệ thống dây điện, hệ thống đường ống, hệ thống van điều khiển.
Tùy vào yêu cầu của chủ đầu tư hoặc điều kiện thực tế, vị trí địa lý nơi xây dựng hệ thống xử lý nước thải mà đơn vị thiết kế, thi công sẽ chọn loại thiết bị, máy móc có chất lượng phù hợp nhất. Chẳng hạn như: Vật liệu khi thi công hệ thống XLNT là bê tông, cốt thép, xi măng, gạch hay vật liệu khác. Kim loại chống ăn mòn bằng inox, theo hay composite. Nguồn gốc, xuất xứ của các thiết bị (máy thổi khí, bơm nước, v.v…) là từ Taiwan, Nhật Bản, G7 hay Việt Nam.
Vì vậy, đặc điểm nguồn gốc, xuất xứ của thiết bị lắp đặt trong hệ thống xử lý nước thải cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
1.6. Các yếu tố khác
Ngoài những yếu tố nêu trên, chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như:
- Chi phí thi công, lắp đặt thiết bị.
- Chi phí vận chuyển máy móc, thiết bị từ nơi sản xuất, xưởng, công ty đến công trình.
- Chi phí nuôi cấy vi sinh, chất bổ sung dinh dưỡng.
- Hình thức kiểm soát quy trình vận hành hệ thống: Hệ thống được vận hành tự động, bán tự động hay bằng tay.
- Nguồn nước cấp phục vụ cho công tác pha hóa chất hằng ngày là nguồn nước sạch hay nước được khai thác từ tự nhiên
Như vậy có thể thấy, chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải rất khó để đưa ra một con số cụ thể khi chưa được khảo sát thực tế và phân tích, tính toán tỉ mỉ nhiều yếu tố.
2. Công ty xây dựng hệ thống xử lý nước thải giá tốt
Công ty Môi Trường Hợp Nhất thành lập năm 2013, trải qua 10 năm hoạt động chúng tôi đã thực hiện hàng trăm công trình xử lý nước thải lớn nhỏ trên khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở các tỉnh từ Bình Định trở vào đến Cà Mau.
Ngoài ra, khi thực hiện hệ thống xử lý nước thải thường sẽ kết hợp với các hồ sơ môi trường khác để hoàn thiện thủ tục về môi trường với cơ quan chức năng. Hợp Nhất cũng thực hiện các loại hồ sơ này.
Việc thực hiện trọn gói các dịch vụ về nước thải và thủ tục hồ sơ môi trường sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phí, ngoài ra Hợp Nhất còn thực hiện dịch vụ xử lý nước thải theo yêu cầu thực tế của doanh nghiệp
Quý doanh nghiệp nếu có nhu cầu tư vấn và xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hãy liên về Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ tận tình. Hoặc để lại yêu cầu bên dưới, Hợp Nhất sẽ liên hệ lại.
3. Tài liệu tham khảo (Reference material)
Bài viết có sử dụng một số tài liệu tham khảo từ một số nguồn:
- Tài liệu bộ phận công trình - Công ty Môi Trường Hợp Nhất
- Hình ảnh từ bộ phận công trình - Công ty Môi Trường Hợp Nhất
- Tham khảo Internet.
Bài viết liên quan: