Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Chỉ Số DO Trong Nước Là Gì? Tổng Quan Về Chỉ Số DO


4982 Lượt xem - Update nội dung: 10-01-2024 15:44

Đã kiểm duyệt nội dung

Chỉ số DO (viết tắt của từ Dissolved Oxygen) là chỉ số biểu thị cho lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho quá trình hô hấp của các sinh vật sống trong nước như tôm, cá, động vật lưỡng cư. Giá trị DO trong nước phụ thuộc vào tính chất vật lý, hóa học và các hoạt động sinh học xảy ra trong nước. Mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu cụ thể hơn về chỉ số DO trong nước thải qua nội dung bên dưới.

Chỉ Số DO Trong Nước Là Gì? Tổng Quan Về Chỉ Số DO

1. Tìm hiểu về chỉ số DO trong nước thải

- Đơn vị đo: mg/l

- Giá trị DO trong nước phụ thuộc vào tính chất vật lý, hóa học và các hoạt động sinh học xảy ra trong đó.

- Ý nghĩa của chỉ số DO đối với môi trường:

  • DO là yếu tố xác định sự thay đổi do vi sinh vật kỵ khí hay hiếu khí.
  • Xác định DO liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm các dòng chảy, duy trì điều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng và sinh sản của các quần thể sinh vật ở trong nước.
  • Đồng thời DO còn là cơ sở để kiểm tra BOD để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.

Lượng oxy hòa tan trong nước không nhiều, ở nhiệt độ và áp suất khí quyển mức bão hòa ở 20 – 30oC, lượng oxy hòa tan vào khoảng 7 – 9mg/l. Độ oxy hòa tan này phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, độ mặn của nước, cặn lắng áp suất, đặc tính của nguồn nước (bao gồm các thành phần hóa học, vi sinh, thủy sinh sống trong nước).

Các nguồn nước mặt tiếp xúc trực tiếp với không khí nên hàm lượng oxy hòa tan tương đối cao, thường DO > 4 mg/l. Gặp nơi chảy rối, xáo trộn mạnh có thể đạt đến mức bão hòa. Sự sụt giảm DO biểu hiện nguồn nước bị nhiễm bẩn hữu cơ, quá trình biến dưỡng sinh học thiên dần về chiều kỵ khí, sự quang hợp và hô hấp của thủy sinh cũng làm thay đổi lượng oxy hòa tan trong nguồn nước mặt.

2. Chỉ số DO trong nước bao nhiêu là thích hợp?

Lượng oxy hòa tan (DO) là một trong những thông số quan trọng để đánh giá tình trạng của nguồn nước.

- Tham khảo nồng độ DO trong nước:

Nồng độ DO (mg/l)

Đánh giá tình trạng

0 mg/l

Mức nguy hiểm không đủ cho sinh vật sống, nước có mùi, chuyển màu đen. Gây ảnh hưởng đến môi trường.

4 – 5 mg/l

Hàm lượng đủ nhưng có sự sụt giảm với các loài sinh vật.

8 mg/l

Hàm lượng chuẩn tốt cho các loài sinh vật.

3. Cách đo chỉ số DO trong nước thải

Xác định lượng oxy hòa tan trong nước là công cụ kiểm soát ô nhiễm và kiểm tra hiệu quả của công trình xử lý. Trong điều kiện tự nhiên, các hoạt động biến dưỡng của vi sinh vật luôn xảy ra theo chiều hiếu khí, sự phân hủy theo hướng ngược lại (kỵ khí) thường đưa vào môi trường không khí những chất bất lợi như sunfua (H2S, HS-, S2-), amoni,… Có thể dùng máy đo DO để đo trực tiếp hoặc dùng phương pháp Winkler (hóa học) để xác định lượng oxy hòa tan trong nước

3.1. Sử dụng máy đo điện cực

Dùng máy đo để xác định nồng độ oxy hòa tan. Điện cực của máy đo DO hoạt động theo nguyên tắc dòng điện xuất hiện trong điện cực tỷ lệ với lượng oxy hòa tan trong nước khuếch tán qua màng điện cực, trong lúc đó, lượng oxy khuếch tán qua màng lại tỷ lệ với nồng độ của oxy hòa tan. Đo cường độ dòng điện xuất hiện này là có thể xác định được DO.

3.2. Sử dụng máy đo DO

Sử dụng máy đo DO có thể giúp kiểm soát chất lượng nước để đảm bảo môi trường sống cho các sinh vật trong nước. Dưới đây là một số bước sử dụng máy đo DO:

  • Bước 1: Vệ sinh điện cực của máy đo DO sạch sẽ để đảm bảo độ chính xác khi đo.
  • Bước 2: Hiệu chuẩn máy với dung dịch hiệu chuẩn được cung cấp kèm theo, sau đó vệ sinh lại điện cực cho sạch sẽ.
  • Bước 3: Tiến hành đo DO bằng cách nhúng điện cực vào mẫu nước và khuấy nhẹ. Lưu ý không nên có bọt khí bám trên điện cực.
  • Bước 4: Chờ cho giá trị hiển thị trên màn hình của máy ổn định rồi đọc kết quả.

3.3. Phương pháp Winkler

Đây là phương pháp sử dụng một số chất hóa học và dựa trên các phản ứng hóa học của chúng với mẫu nước để xác định lượng oxy hòa tan trong mẫu.

Cụ thể, phương pháp này được thực hiện qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn I: Cố định mẫu bằng cách cố định O2 hòa tan trong mẫu.
  • Giai đoạn II: Axit hoa, xử lý mẫu, tách I2 bằng môi trường axit.
  • Giai đoạn III: Phân tích mẫu bằng cách chuẩn độ I2 bằng Na2S2O3

Điểm hạn chế của phương pháp này là không áp dụng đối với những mẫu nước có chứa chất oxy hóa (vùng nước bị nhiễm bẩn nước thải công nghiệp) và những mẫu nước có khả năng oxy hóa anion I- hoặc các chất khử I2 tự do.

Trên đây Môi trường Hợp Nhất vừa chia sẻ đến các bạn những thông tin về chỉ số DO trong nước và một số cách để xác định chỉ số này. Hy vọng bài viết là nguồn tham khảo hữu ích đến Quý bạn đọc. Bạn đọc có thể tham khảo thêm các thông tin khác về môi trường và ngành xử lý nước thải, nước cấp trong chuyên mục tin tức ngành môi trường nhé.

Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(09:31 20-01-2025)
Công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghệ Môi trường Hợp Nhất là nhà thầu chuyên tư vấn, thiết kế và thi công các hệ ...
(09:00 16-01-2025)
Công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghệ Môi trường Hợp Nhất là nhà thầu chuyên tư vấn, thiết kế, thi công các hệ ...
(10:15 15-01-2025)
Bên cạnh các hệ thống xử lý nước thải bê tông cốt thép kiên cố, hệ thống xử lý nước thải dạng container (công ...
(08:06 15-01-2025)
Quý Doanh nghiệp có doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có phát sinh nước thải và cần tìm nhà thầu xử lý nước thải ...
(07:53 14-01-2025)
Quý Doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tại Hậu Giang, xin vui lòng liên ...
(12:00 13-01-2025)
Để ứng phó với tình trạng nước nhiễm mặn, nước lợ tại nhiều địa phương, đặc biệt là vào mùa khô: nhiều ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768