Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Chỉ Số Doanh Nghiệp Phát Triển Bền Vững (CSI) Là Gì?


661 Lượt xem - Update nội dung: 06-07-2024 08:56

Đã kiểm duyệt nội dung

Chỉ số CSI hay còn được gọi Bộ chỉ số doanh nghiệp phát triển bền vững viết tắt của cụm từ: Corporate Sustainable Development Index (công cụ đánh giá mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì xây dựng, theo chủ trương của Chính phủ. Thời điểm hiện tại Việt Nam đã bước sang năm thứ 09 triển khai. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bộ chỉ số này.

Chỉ số doanh nghiệp phát triển bền vững (CSI) là gì?

1. Tìm hiểu về Bộ chỉ chỉ số CSI

Bộ chỉ số Doanh nghiệp phát triển bền vững được VCCI - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam giới thiệu lần đầu tiên đến cộng đồng vào năm 2016. Chỉ số này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp ở 3 khía cạnh:

- Kinh tế

- Xã hội

- Môi trường

Có thể so sánh doanh nghiệp với hình tượng chiếc kiềng 3 chân: Doanh nghiệp chỉ có thể đứng vững, phát triển bền vững khi làm tốt cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.

Theo ông Nguyễn Quang Vinh – Phó Chủ tịch VCCI, trải qua 8 năm thực hiện, cái đạt được đối với chương trình CSI là đã góp phần giúp các doanh nghiệp chuyển đổi tư duy kinh doanh, từ việc kinh doanh mang tính chất truyền thống vì lợi nhuận sang việc kinh doanh mang tính nhân bản, bao trùm và có trách nhiệm, nhằm tạo ra các giá trị mới cho xã hội.

2. Chỉ số CSI - Thước đo sức khỏe của doanh nghiệp

Có thể thấy, chỉ số CSI đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Theo các kết quả khảo sát, có đến 70 – 90% doanh nghiệp áp dụng CSI có hoạt động quản trị bền vững, đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn và năng suất lao động cũng cao hơn.

Bên cạnh đó, việc thực hiện chỉ số này cũng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác trên thị trường. Doanh nghiệp cạnh tranh hơn về giá cả, nâng cao thị phần nhanh chóng so với các doanh nghiệp không áp dụng bộ chỉ số CSI.

Vai trò của doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều mặt, không chỉ là đảm nhiệm vai trò phát triển kinh tế mà còn ở việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, thực hiện trách nhiệm với xã hội.

3. Nhìn lại Bộ chỉ số CSI trong những năm gần đây

Bộ chỉ số CSI là một bộ chỉ số “động”, có nghĩa là nó luôn được cập nhật các nội dung, phản ánh được những thay đổi pháp lý quan trọng hoặc những xu hướng mới từ thế giới mà doanh nghiệp Việt Nam cần lưu tâm.

Bộ chỉ số CSI năm 2020 được chia làm 5 phần chính: Phần I - Thông tin tổng quan của doanh nghiệp, Phần II - Kết quả thực hiện phát triển bền vững trong 3 năm (2017 - 2019), Phần III - Các chỉ số quản trị doanh nghiệp và Phần IV - Các chỉ số môi trường và Phần V -  Các chỉ số lao động xã hội. 

Bộ chỉ số CSI năm 2022 tích hợp các vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị (ESG)

Bộ chỉ số CSI năm 2023 tích hợp sâu Luật BVMT 2020, nhấn mạnh 3 yếu tố:

- Kiểm đếm phát thải cacbon;

- Hoạt động thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu;

- Thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn.

4. Điểm mới trong Bộ chỉ số CSI 2024

Bộ chỉ số CSI 2024 có một số điểm mới là được cấu trúc theo 6 phần thay vì 7 phần như phiên bản cũ bao gồm 153 chỉ số, trong đó 62% là các chỉ số tuân thủ, 38% là các chỉ số nâng cao. Mỗi chỉ số được sử dụng để khai báo 1 nội dung cụ thể, giúp doanh nghiệp liệt kê và cung cấp thông tin dễ dàng hơn.

Những thay đổi chính trong nội dung Bộ chỉ số 2024 tập trung chủ yếu ở phần môi trường. Cụ thể, CSI 2024 tăng đáng kể mức độ “lượng hóa” của các chỉ số, đồng nghĩa với việc bổ sung thêm các chỉ số mang tính định lượng, đặc biệt là các chỉ số về môi trường.

Bên cạnh đó, các chỉ số môi trường trong CSI 2024 cũng được phân định rõ ràng theo 2 nhóm: Nhóm “tuân thủ” là các chỉ số cơ bản và nhóm “sáng kiến” là các chỉ số nâng cao.

Không chỉ vậy, điểm cải tiến đang ý nhất trong CSI 2024 là chia hệ thống đánh giá doanh nghiệp theo 3 lĩnh vực, bao gồm: sản xuất, thương mại – dịch vụ và hỗn hợp. Tùy theo nhóm ngành mà trọng số điểm của các khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội sẽ khác nhau để phù hợp với đặc thù ngành nghề và hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính công bằng trong việc đánh giá cho từng doanh nghiệp.

Tóm lại, việc phát triển bền vững đang dần trở thành “quyển hộ chiếu xanh” giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong các hoạt động quản trị, sản xuất, kinh doanh. Từ đó, nghiệp có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, củng cố vị thế của mình để không ngừng phát triển bền vững, lớn mạnh hơn.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:07 04-10-2024)
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, ...
(08:36 04-10-2024)
Mỗi cơ sở, làng nghề sản xuất bánh tráng sẽ có quy trình sản xuất khác nhau tùy vào sản phẩm đầu ra phân phối ...
(10:24 03-10-2024)
Việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải là yếu tố then chốt để kiểm soát bụi, khí thải, đảm bảo vệ ...
(10:06 02-10-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(11:53 01-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(08:47 01-10-2024)
Sản phẩm tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768