Chỉ tiêu BOD, COD, TSS trong xử lý nước thải là gì?
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong bất kỳ quy trình xử lý nước thải nào, người ta cũng thường sử dụng các chỉ tiêu BOD, COD, TSS để đo các chỉ số nước thải sau khi xử lý có đạt yêu cầu theo quy định hay không. Vậy cụ thể chỉ tiêu về BOD, COD, TSS trong xử lý nước thải là gì? Chúng ta hãy cùng lần lượt tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
1. Chỉ tiêu BOD là gì?
Chỉ tiêu BOD là từ viết tắt của tên tiếng Anh: Biochemical Oxygen Demand là nhu cầu oxy sinh học (lượng oxy cần thiết để các vi sinh vật, vi khuẩn cần sử dụng để tiêu thụ oxy hóa sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối).
BOD phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học có trong mẫu nước thải. Chỉ tiêu BOD trong nước thải càng cao thì mức độ ô nhiễm càng nghiêm trọng.
Đây được xem là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng nước thải sau khi xử lý.
1.1. Phương pháp xác định chỉ số BOD trong nước
Để đo chỉ số BOD (phổ biến là BOD5) trong nước thải người ta thường pha loãng, cụ thể như sau:
- Bước 1: Lấy mẫu nước thải và đưa đến phòng thí nghiệm.
- Bước 2: Pha loãng mẫu nước thải bằng dung dịch dinh dưỡng (muối khoáng), BOD tối đa là 6 mg/l.
- Bước 3: Nuôi cấy vi khuẩn thích nghi bằng cách thêm một lượng vi sinh vật vào dung dịch.
- Bước 4: Bảo quản dung dịch ở nhiệt độ 20oC trong 5 ngày trong bóng tối (nhằm ngăn chặn quá trình quang hợp) và sau đó đo lại lượng oxy hòa tan.
Sự khác biệt giữa lượng oxy hòa tan (DO) ban đầu và lượng oxy hòa tan sau cuối là giá trị BOD.
1.2. Xử lý BOD trong nước thải bằng cách nào?
Có nhiều phương pháp loại bỏ BOD ra khỏi nước thải như: Lắng sơ cấp (thường để làm xử lý BOD ở giai đoạn xử lý sơ cấp); xử lý BOD bằng quá trình hiếu khí (sử dụng vi sinh vật hiếu khí để làm giảm nồng độ BOD); sử dụng quá trình kỵ khí (sử dụng các hệ sinh vật kỵ khí để giảm nồng độ BOD),
2. Chỉ tiêu COD là gì?
COD là từ viết tắt của tên tiếng Anh: Chemical Oxygen Demand, biểu thị lượng oxy có trong Kali bicromat đã dùng để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải. Chỉ số này được dùng để đo một cách gián tiếp khối lượng của các hợp chất hữu cơ có trong nước thải.
Một số cách làm giảm COD trong nước thải là sử dụng hóa chất keo tụ như PAC hoặc phèn nhôm, dùng vi sinh vật, sử dụng các hóa chất oxy hóa (Clo, hydrogen, ozone, peroxide có tính oxy), sử dụng phản ứng Fenton (dùng hydroxyl peroxit phản ứng với sắt (hóa trị III) nhằm phân hủy chất hữu cơ, chuyển hóa chúng thành nước và khí CO2).
3. Chỉ tiêu TSS là gì?
Chỉ tiêu TSS (viết tắt của tên tiếng Anh: Total Suspended Solids) là tổng khối lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải (gồm là các hạt rắn như hạt hữu cơ, đất sét, phù sa, vi khuẩn, tảo, các sợi thực vật) có kích thước >2 micron trong cột nước. Đúng với tên gọi, các chất rắn lơ lửng này không thể lắng xuống mà chúng lơ lửng trong nước thải.
Nếu nước thải có hàm lượng TSS quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng đục nước, đồng thời TSS cũng làm ngăn cản ánh sáng quang hợp của các loài thực vật thủy sinh, làm tăng nhiệt độ nước nên gây ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật.
Tổng chất rắn lơ lửng thường xuất hiện chủ yếu đến từ chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp.
3.1. Các xác định các chỉ tiêu TSS trong nước thải
Để xác định tổng lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải, người ta sẽ tiến hành đo 2 chỉ số chất rắn tổng cộng và chất rắn hòa tan.
TSS = TS – TDS
Trong đó:
- TSS: Tổng chất rắn lơ lửng
- TS: Chất rắn tổng cộng
- TDS: Tổng chất rắn hòa tan
3.2. Phương pháp xử lý TSS trong nước
Một số phương pháp dùng để xử lý TSS trong nước thải là phương pháp lắng (xây ao, hồ lắng tự nhiên để xử lý TSS, kim loại và các chất dinh dưỡng trong nước thải); phương pháp lọc (lọc chất TSS trong nước thải dựa vào quá trình lý – hóa – sinh); phương pháp sử dụng hệ thống vi sinh vật (sử dụng vi sinh vật có khả năng phân hủy chất hữu cơ và tạo bông bùn có kích thước lớn hơn nên TSS dễ dàng lắng xuống đáy bể và làm nước trong hơn); phương pháp lọc và hấp phụ than hoạt tính (loại bỏ chất hữu cơ, ozone hoặc clo còn sót lại).
4. Quy định về chỉ tiêu BOD, COD, TSS trong nước thải
Tùy theo mỗi ngành nghề khác nhau mà quy định về BOD, COD, TSS được xử lý khác nhau với yêu cầu về nồng độ tối đã khác nhau.
Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất có tổng hợp văn bản Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) về nước thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
Trên đây là một số thông tin về chỉ tiêu BOD, COD, TSS trong xử lý nước thải. Ở mỗi loại nước thải sẽ có các thông số ô nhiễm khác nhau và sau khi được phân tích cụ thể, đơn vị xử lý sẽ gợi ý phương pháp, công nghệ xử lý phù hợp, đồng thời cũng căn cứ vào tình hình thực tế và số vốn của chủ đầu tư.
Quý Doanh nghiệp có nhu cầu xử lý nước thải cho doanh nghiệp với chi phí phù hợp hãy kết nối với chúng tôi qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ cụ thể!
5. Tài liệu tham khảo (Reference material)
Bài viết của chúng tôi có sử dụng tài liệu tham khảo từ một số nguồn:
- Sách Xử lý nước thải (wastewater treatment), Chủ biên GS. TS. Lâm Minh Triết – GS. TS. Trần Hiếu Nhuệ;
- Tài liệu Bộ phận Công nghệ - Công ty Môi trường Hợp Nhất;
- QCVN 25:2019/BTNMT - QCVN về Nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn.
- Tổng hợp Internet.
Bài viết liên quan: Các yếu tố xác định nguồn nước đạt chuẩn xả thải